Chi tiết hồ sơ

Tên Rá vo gạo dân tộc Mông (BTSL: 2620)
Địa điểm Bản Pha Khuông, Xã Co Mạ, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Co Mạ
Mô tả chi tiết

Người Mông có rất ít sản phẩm đan lát nhưng đồ đan của người Mông cũng khá tinh xảo, phục vụ đắc lực cho cuộc sống hàng ngày trong nền kinh tế tự cung, tự cấp.

Thức ăn truyền thống của người Mông là bột ngô đồ (mèn mén). Bột ngô sau khi đồ chín để trong chõ, khi nào dọn ra mâm và nhà có khách thì bột ngô được xúc ra rá để ở mâm để ăn, nên người Mông tự đan rá để dùng.

Rá được đan kiểu lóng mốt, nan tre nhỏ, đan kín. Rá của người Mông không đan hình tròn mà đan hình bán nguyệt, rá được đan bằng tre, vành được cạp bằng sợi mây, 1 phần không cạp trông giống như máng đãi vàng. Rá có rất nhiều tác dụng, vừa để đựng, vừa để rửa rau, múc các thứ ở trong chảo, giống như kiểu chài vớt.

Rá do mỗi gia đình tự đan, do đàn ông đan dùng trong mỗi gia đình, khi nào dùng hỏng thì đan cái khác, trong bản mà có ai đan đẹp thì các gia đình khác có thể nhờ đan hay mua, trao đổi mang về dùng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da