Gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Thái vùng Tây Bắc và gắn liền với nét văn hóa ẩm thực nơi đây có lẽ là rượu.
Đồng bào dân tộc Thái là một cộng đồng dân tộc, một cộng đồng đoàn kết và hiếu khách.
Người Thái thường nói: "pay kin pa - ma kin lảu" nghĩa là đi ăn cá về uống rượu.
Bất cứ một lễ hội hay sự đón tiếp nào đồng bào miền xuôi có câu: miếng trầu là đầu câu chuyện nhưng với dân Tây Bắc thì họ lấy chén rượu để thể hiện cho sự nồng nhiệt và hiếu khách.
Xuất phát từ bàn tay của những người thợ gốm Mường Chanh, qua trao đổi đã đến tay bà con của bản Hua Ít. Thước đo của sự trao đổi ấy được tính bằng thóc, giá trị của hũ gốm cao hay thấp tùy thuộc vào lượng thóc có trong hũ. Nếu muốn đổi lấy hũ to hay nhỏ thì đổ đầy thóc vào chum là đổi được.
Hũ có nhiều loại có thể đựng hạt giống đựng mắm nhưng nhiều nhất vẫn là những bình rượu cần.
Hũ rượu 4 phần:
-
miệng hũ (pá ụ)
-
cổ hũ (co ụ)
-
thân hũ (khảng ụ)
-
đáy hũ (cổn ụ)
Được sản xuất từ tay những người thợ có truyền thống làm từ gốm từ lâu đời nên những hũ này dùng để ủ và đựng rượu cần khi uống rất tốt, nó giữ cho rượu không hỏng, giữ men được lâu và rất tiện trong lúc quây quần, đông người uống.
Nhờ những hũ rượu cần đã tạo nên không khí vui vẻ và một sự thống nhất đoàn kết cần thiết.
|