Chi tiết hồ sơ

Tên Dao phát dân tộc Mông (BTSL: 2609)
Địa điểm Bản Pha Khuông, Xã Co Mạ, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Co Mạ
Mô tả chi tiết

      Ở Sơn La người Mông chiếm 13% dân số, có 3 nhóm Mông: Mông hoa, Mông đen và Mông trắng. Người Mông ở Sơn La có rất nhiều nghề thủ công truyền thống đặc sắc trong đó có nghề rèn.

    Trước đây gia đình nào của người Mông cũng có một lò rèn để sản xuất công cụ sản xuất.

     Dao phát là 1 công cụ không thể thiếu được trong lao động sản xuất của người Mông. Dao dùng để phát cây cối trên nương, dùng để chặt gỗ, đẽo cột khi làm nhà và làm rất nhiều việc khác.

   Dao phát chia ra 2 phần:

- Phần lưỡi và cán sắt

- Phần cán gỗ

               + Phần lưỡi được rèn bằng sắt, dao phát đánh dày hơn dao bình thường 1 chút, cuối phần lưỡi được cắt cong để tra cán gỗ vào.

               + Phần cán gỗ được làm bằng loại gỗ chắc không nứt nẻ, cán được làm dài hơn phần lưỡi khoảng 10 - 15cm để tạo sự cân bằng khi phát cây, năng xuất cao hơn.

Mỗi gia đình thường có nhiều dao, dao dùng cho đàn ông thường dài hơn, nặng hơn.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng nhưng còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da