Chi tiết hồ sơ

Tên Trang phục của phụ nữ Mông (BTSL: 2249)
Địa điểm Bản Mó Cổng, Xã Phỏng Lái, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Phỏng Lái
Mô tả chi tiết

     Khác với các dân tộc láng giềng ở Tây Bắc, người Mông thường dùng sợi lanh để dệt vải, may mặc, làm đệm, chăn, địu... phục vụ nhu cầu may mặc trong đời sống thường ngày của đồng bào. Ngoài ra thì cây lanh còn đi vào cuộc sống tâm linh của đồng bào, họ quan niệm: người chết phải có quần áo, váy lanh để mặc thì mới được vể với tổ tiên, sợi lanh là sợi dây dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên và cầu nối để tồ tiên đầu thai lại với con cháu. Do vậy mỗi người trong gia đình người Mông đều phải có 1 bộ quần, váy, áo cất sẵn trong hòm.

Một bộ trang phục của phụ nữ Mông gồm:

1) Váy lanh trắng (Tía Mông)

Váy được làm bằng sợi lanh nguyên chất màu trắng đục. Váy có hình nón cụt được xếp nếp xòe rộng, váy dài 64cm, rộng khoảng hơn 2m xếp thành hàng trăm nếp gấp, mỗi nếp gấp khoảng 2cm. Khi chưa mặc, những nếp gấp này được giữ bằng nhiều sợi chỉ ngang vừa giữ vừa là cách để váy cho gọn. Váy phụ nữ Mông là loại váy hở, được chia 2 phần:

        - Phần thân váy chủ yếu không trang trí hoa văn.

       - Phần cạp váy khoảng 4cm dùng để giữ nếp gấp chun lại cho vừa bụng và để buộc váy giữ thắt cho chặt. Khi mặc phần hở cho ra phía trước.

Váy được mặc vào những ngày thường, vào ngày lễ thì mặc váy mới hơn. Vải lanh dày thô, nhưng với những xếp nếp cầu kỳ tạp cho váy có độ mềm mại, tạo cho người mặc sự duyên dáng và hơn nữa là tạo độ ấm áp cho cư dân sống ở vùng núi cao.

2) Áo (xo po nỉa)

Áo phụ nữ Mông được may theo lối xẻ ngực có cổ bẻ ngực xuống phía sau như áo hải quân, không có cúc. Áo được may 2 lớp, phía ngoài bằng vải xa tanh đen, phía trong lót bằng vải bông trắng. Áo cso 2 phần được trang trí.

       - Phần tay: Trang trí bằng cách ghép những vòng vải hoa xanh quanh ống tay từ cửa tay lên đến gần vai trống giống như đeo vòng.

      - Phần cổ: Có hình vuông được trang trí hoa văn bằng cách ghép vải tạo các hình quả trám và bông hoa, ngoài ra còn được thêu kiểu dấu nhân (Người Mông quan niệm dấu hiệu này là biểu hiện sự may mắn).

Áo được người phụ nữ mặc ngày thường vào ngày lễ, tết thì mặc áo mới hơn. Áo có 2 lớp tạo sự ấm áp, áo không có cúc mà khi mặc thường xếp 2 nẹp áo vào gần nhau và dùng thắt lưng để giữ. Phía gấu áo không may mà thắt lưng sẽ che khuất.

3) Yếm áo (áo lót)

        Được may bằng vải hoa không có tay, có cổ khoét vuông được viền mấy đường vải khác màu. Áo lót có màu sắc sặc sỡ, khi mặc áo để hở cổ áo, hở ra phần yếm nổi bật trên nền vải đen tạo sự trang trí.

4) Thắt lưng (Tư xí)

       Thắt lưng của phụ nữ Mông trắng rất dài khoảng 2m, được ghép bằng nhiều loại vải: Phin tơ tằm. Được trang trí thành từng ô hoa văn nối tiếp nhau chia làm 2 đoạn (Thắt lưng đôi). Mỗi ô hoa văn được trang trí bằng cách ghép vải nhiều màu tạo thành những ô trám, hoa lá. Mỗi chiếc thắt lưng là 1 màu vỉa khác nhau, mỗi ô hoa văn cũng khác màu, 1 bộ thắt lưng từ 3 - 7 chiếc. Khi dùng người ra quấn chồng lên nhau để lộ phần hoa văn, vì số lượng thắt lưng nhiều nên khi thắt tạo cho phần bụng không có eo mà thành 1 khối đồ sộ nhưng lại là nơi khoe được màu sắc nhiều nhất nổi bật nhất trên nền vải trắng của chiếc váy và trên nền vải trắng của chiếc váy và vải đen của chiếc áo, tạo nên phong cách riêng của trang phục nữ ngành Mông trắng.

5) Khăn đội đầu:

       Trước đây được làm bằng vải lanh nhưng nay chủ yếu họ dùng khăn piêu của người Thái, phần trang trí 2 đầu khăn được đính rất nhiều chùm bông tơ to màu đỏ chói. Khi đội khăn được gập đôi lại quấn xung quanh đầu lên dần thành hình chóp, phần cuối cùng được vắt lên đỉnh khoa những chùm bông sặc sỡ.

      Tùy theo người thuận tay phải hay tay trái mà vòng vòng khăn được quấn từ phía phải hay phía trái sang.

6) Yếm váy

     Được may bằng vải láng đen 2 lớp không trang trí hoa văn, phía trên được đính 2 dây nhỏ để buộc vào thắt lưng. Yếm có hình chữu nhật dài bằng váy, khi mặc váy phần hở ra phía trước vì vậy Yếm có tác dụng che váy cho kín đáo. Khi ngồi xuống người phụ nữ thường để Yếm vào giữa 2 đùi để ngồi được thoải mái và kín đáo (Tên dân tộc là Xé Mông).

7) Xà cạp

    Làm bằng vải lanh nhuộm chàm đen, có hình tam giác vuông dài 1,1m; rộng 27cm. Xà cạp có tác dụng bảo vệ chân vì phụ nữ Mông mặc váy ngắn và còn tạo sự ấm áp bảo vệ sức khỏe.

   Trang phục của phụ nữ Mông có ý nghĩa về mặt bảo vệ sức khỏe, che thân, nó còn có ý nghĩa làm đẹp, còn là tiêu chí cơ bản để phân biệt các ngành Mông. Dân tộc Mông với các dân tộc khác, còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, là thước đo chuẩn mực xã hội đối với các cô gái Mông.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da