Mô tả chi tiết |
Sáo ngang là một trong những loại nhạc cụ chủ yếu phục vụ đời sống tinh thần của dân tộc Mông, sáo đó nam thanh niên thổi khi đi nương, đi hội, đi chơi đặc biệt khi chàng trai yêu quí một cô gái nào đó mà khó nói bằng lời thì họ dùng cây sáo thổi với nhạc điệu của tình yêu để biểu lộ tình cảm của mình vào những đêm trăng thanh gió mát.
Sáo được làm bằng cây trúc, tháng 9 âm lịch là thời điểm thích hợp để người đàn ông, khéo tay vào rừng chọn cây trúc bánh tẻ để cắt lấy đoạn giữa dùng làm sáo. Đầu sáo được bịt kín lưỡi gà của sáo được làm bằng đồng gắn vào lòng ống sáo, nơi này có 1 lỗ chính được gọi là miệng sáo. Cách đầu sáo 14 cm và có 1 lỗ nhỏ có tác dụng để phối âm khi thổi hơi vào phần dưới thân sáo có dùi 6 lỗ nhạc cách nhau 2,5cm có tác dụng tạo ra các âm điệu khác nhau trong bản nhạc. Sáo ngang là nét đẹp tinh túy trong văn hóa tinh thần dân tộc Mông mà hiện nay vẫn được bảo lưu.
|