Chi tiết hồ sơ

Tên Khèn dân tộc Mông (BTSL: 2754)
Địa điểm Bản Suối Háo, Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Bắc Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hồng Ngài
Mô tả chi tiết

       Khèn là một loại nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Mông, khèn do người đàn ông sử dụng trong các dịp lễ tết, cưới xin thổi khèn thay cho lời tỏ tình của chàng trai đối với cô gái. Khi có người quá cố họ cũng dùng cây khèn để thổi lời tiễn đưa.                                                    

      Khèn do nghệ nhân dân tộc Mông chế tác gồm 2 phần chính:

       - Thân khèn (Chế kềnh) là 2 miếng gỗ pơ mu có cạo gọt cẩn thận ghép thành hình bút có lỗ thông với 2 ống nhạc. Thân gồm có 3 bộ phận:

+ Miệng khèn (dơ kềnh),

+ Bụng khèn (tau kềnh) rộng 5cm, khoét 1 lỗ to và 5 lỗ nhỏ để xuyên 6 ống nhạc;

+ Đáy khèn (kang ta kềnh) rộng 2cm; 

       - Ống nhạc (đi kềnh) làm bằng trúc gồm 6 ống với kích thước khác nhau, ống nhạc to nhất có 2 lưỡi gà bằng đồng, trên 6 ống có 6 lỗ nhạc dây đeo bằng thừng. Khèn là nhạc cụ, sản phẩm văn hóa tinh thần của dân tộc Mông từ bao đời truyền nối và hiện nay vẫn được bảo lưu, phát huy.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da