Chi tiết hồ sơ

Tên Sáo dọc dân tộc Mông (BTSL: 2753)
Địa điểm Bản Suối Háo, Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Bắc Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hồng Ngài
Mô tả chi tiết

Sáo dọc là một trong những loại nhạc cụ chủ yếu phục vụ đời sống tinh thần của dân tộc Mông.

Sáo do nam thanh niên thổi khi đi nương, đi hội, đi chơi và đặc biệt là để bày tỏ tình cảm của mình đối với các cô gái mà mình yêu thích.

Sáo dọc được làm bằng loại cây nứa nhỏ, vào tháng 9 âm lịch người đàn ông lên rừng chọn cây nứa già cắt đoạn giữa để làm. Đầu sáo được bịt kín bằng miếng gỗ nhỏ, cách đầu sáo 1.5cm có 1 lỗ nhỏ có tác dụng phối âm khi thổi hơi vào. Phần thân sáo được dùi 5 lỗ nhỏ, mỗi lỗ cách nhau 3 cm có tác dụng tạo âm thanh trầm bổng như nốt nhạc.

Đây là nét đẹp tinh túy trong văn hóa tinh thần của dân tộc Mông mà hiện nay vẫn được bảo lưu.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da