Theo truyền thuyết của người Thái kể lại rằng nếu trên ruộng có 330 giống lúa thì ở dưới nước có 330 giống cá. Ho cho rằng sự sung túc là không thiếu cơm thiếu gạo, không thiếu cá (khẩu báu ứt, pa báu dó). Việc đánh bắt cá trở thành những hoạt động có truyền thống của họ.
Người Thái có nhiều cách đánh cá nhưng chủ yếu đánh bắt theo hai cách chính là cá nhân hay tập thể. Dụng cụ đánh bắt cũng rất phong phú đa dạng: Vó, chài, lưới, bẫy, đơm, đó, đăng,....
Đó là một dụng cụ đánh bắt cá của dân tộc Thái sử dụng chủ yếu ở các vùng ven sông., suối. Đó có hình một chiếc phễu lớn gồm có 3 phần với tổng chiều dài là 108 cm. Đó được đan bằng nứa. loe rộng ở phần miệng và chít lại ở phần đuôi. Các nan tre dọc đan chạy song song với nhau và chít lại thành đáy của đó kết hợp với các nan tre ngang tạo thành các ô hình chữ nhật khá rộng với cạnh 5x4 cm. Với kích thước này đó chủ yếu để đánh bắt các loại cá lớn.
Miệng đó loe rộng đường kính 70cm được cạp bởi một cạp tre dầy bản rộng 25 cm và miệng đó thu lại ở phần eo đó.
Thân đó bắt đầu từ eo của đó có đường kính 24 cm đồng thời là đường kính của hom đó có chiều dài từ miệng đến hom là 48 cm. hom có chiều dài 20 cm hút sâu vào trong.
Đáy đó được đan chít kín để khi cá chui vào sẽ không chui ra được.
Cách đơm đó người ta mang đó tới các sông suối nơi đó họ sẽ người ta mang đó tới các sông suối nơi đó họ đã đắp bờ chắn (các đăng che chắn). Chỉ để một hoặc hai khoảng trống vừa đủ để đặt đó. Cá muốn đi quan bờ đăng sẽ phải chui qua đó và không ra được. Đó đặt ngược với dòng chảy của nước.
Đó giúp phần tăng thêm nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn của đồng bào Thái.
|