Chi tiết hồ sơ

Tên Bẫy sóc (BTSL:2503)
Địa điểm Bản Lựa Cớn, xã Chiềng Bằng, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn xã Chiềng Bằng
Mô tả chi tiết

Là dụng cụ bẫy truyền thống của người Thái. Được sử dụng theo mùa vụ sản xuất. Thường thì vào mùa xuân hoặc mùa chám chín sóc đi ăn các loại hoa quả. Người Thái dùng bẫy sóc tự tạo của mình đặt trên cành cây xấu hoặc chám mà sóc thường đi qua. Dùng sào lứa bắc làm cầu từ cây không có quả sang cây có quả và đặt một cái sào khác cạnh đó để dập cho sóc chạy vào bẫy.

Bẫy sóc có cấu tạo như sau:

- sào bẫy dài 2.15m, xào bẫy được làm bằng lứa có tác dụng đưa khung bẫy lên cao. Bởi vì sóc ăn quả ở trên cây, họ làm một cái sào dài đưa bẫy lên cành cây đỡ mất thời gian và tốn công trèo.

- cần dây bẫy dài 1.5m có tác dụng giữ lẫy bẫy khi kéo cần, dây căng khung bẫy được kéo lên. khi sóc vào bẫy thì lẫy của bẫy bị tuột và dây cần bẫy sẽ nhả ra.

- khung bẫy gồm các bộ phận sau:

  • sập bẫy có 3 đinh nhọn và lưới
  • bộ phận lẫy và đòn lẫy có tác dụng khi lẫy tuột, cần và dây bẫy thả ra lúc đó xập bẫy trên có 3 đinh nhọn sập xuống đâm vào con sóc.
  • Chốt bẫy làm bằng lứa dài 5 cm và móc bẫy.

việc săn bắt thú nói chung và săn bắt sóc nói riêng môi loại muông thú lại có cách săn bắt khác nhau. nhưng tựu chung lại nhằm thỏa mãn nhu cầu thực phẩm cho bữa ăn, bảo vệ mùa màng, bản làng. Đối với đàn ông đây còn là một hành vi mang tính hòa nhập cộng đồng.

Cần sập bị nứt dài 4 cm

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da