Chi tiết hồ sơ

Tên Gốm mường Chanh (BTSL:2417)
Địa điểm Bản Bó Luông, Xã Mường Tranh, Mai Sơn, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mai Sơn Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Tranh
Mô tả chi tiết

Nghề gốm là nghề thủ công truyền thống của dân tộc Thái Sơn La.

Nổi tiếng nhất là gốm mường Chanh thuộc huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La. Ở đây đã đạt tới trình độ gốm sành nâu, sản phẩm rất đa dạng và phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Gốm ở đây chất lượng tốt kỹ thuật sản xuất khá cao nên sản phẩm gốm ở đây được nhân dân ưa dùng và trao đổi rộng rãi khắp vùng Tây Bắc.

Gốm mường tranh có từ lâu đời sản phẩm được tín nhiệm nên sản xuất mạnh. tất cả các gia đình đều sản xuất gốm. Các thành viên trong gia đình đều tham gia làm gốm.

Gốm được sản  xuất nhiều chủng loại: Dụng cụ nhà bếp, đồ đựng, đồ dùng sinh hoạt gia đình, đồ chơi cho trẻ nhỏ, các con giống trâu bò, lợn, gà....

Nguyên liệu: 

- rất dồi dào và nhiều loại: vàng, trắng, đen, xanh,....

Nhiên liệu:

- Chủ yếu là dùng củi để đốt, dễ chủ động lửa. nhưng không đạt được độ nung cao nên gốm chỉ đạt được đến độ sành nâu.

Kỹ thuật:

- Được sản xuất bằng phương pháp thủ công hoàn toàn. Đã có bàn xoay tuy nhiên nhiều dụng cụ thủ công nên năng xuất thấp. Sản phẩm làm ra chủ yếu dựa vào bàn tay khéo léo của người thợ. việc hình thành gốm mu o ừng chanh không theo một quy chuẩn nào cả, người sản xuất chỉ dùng đôi mắt và đôi bàn tay khéo léo của mình làm thước đo. Chính sự tùy hứng đó làm cho sản phẩm gốm Mường Chanh thêm phong phú.

Một sản phẩm gốm được tạo ra từ một quy trình sau:

- Làm đáy: Đầu tiên rắc một lớp tro than mịn lên mặt bàn xoay để sản phẩm không bị dính vào bàn xoay. Dùng tay nặn một miếng đất dày theo ý muốn, có đường kính rộng hơn phần tro rắc trên bàn xoay mộ chút. Đặt miếng đất vào bàn xoay để sau đó thao tác miếng đất đáy sẽ không bị trượt dùng tay và dụng cụ chuốt nhẵn đáy.

- Làm thành: Dùng 2 tay vê đất thành thỏi dài 30-40 cm dùng ngón chân cái của bàn chân phải xoay bàn xoay. Tay phải cầm thỏi đất phối hợp cùng bàn tay trái vuốt đất vào đáy để làm thành. Khi đã xong vòng thành đầu tiên dùng dụng cụ miết thật kỹ chỗ tiếp giáp thành và đáy. Cứ tiếp tục công việc như thế chon đến khi được thành theo ý muốn, dùng dụng cụ dàn đều mượt thành và tạo độ cong cần thiết.

- Làm miệng: Dùng miếng vải mềm thấm nước cho ướt, nhờ một người khác quay bàn xoay cho nhanh. hai tay cầm miếng vải kẹp vào chỗ trên thành sẽ làm miệng đất sẽ mỏng ra và cuộn xuống phía dưới một chút miết lớp đất này gắn vào thành tạo thành miệng.

- trang trí hoa văn và làm các thành phần phụ. 

Hoa văn mường Chanh chủ yếu có 3 loại:

  • Sóng nước
  • Đất lồi
  • Quả trám          

Sau khi trang trí xong làm phần phụ: quai, nắp, vòi ,..         

Sau khi làm xong cắt sản phẩm ra khỏi bàn xoay phơi khô nếu trời nắng to thì 3 ngày có thể nung được.

Kỹ thuật nung:

Là khâu cuối cùng và then chốt nhất trong quy trình làm gốm. Nó quyết định chất lượng của sản phẩm.

Lò nung được khoét sâu vào sườn đồi chỗ đất cứng hay đất đã phong hóa. Kích cỡ phụ thuộc khả năng của chủ nhân.

Dùng củi đốt nhỏ lửa để sấy gốm cho khô khi thấy gốm chuyến sang màu lửa thì tăng thêm củi đốt cho gốm chín có thể ủ lò. Kỹ thuật xếp gốm dựa theo kích cỡ của sản phẩm, đồ to xếp ngoài, xen kẽ những đồ nhỏ vào khoảng trống. chí xếp gốm một lượt để sản phẩm khỏi bị dính. Sau khi nung xong người ta tiền hành ủ lò, nếu ủ lò bình thường sản phẩm sẽ có màu đỏ hoặc trắng nhưng gốm mường Chanh đồng bào thích dùng màu xanh đen vì vậy trước khi ủ lò lấy lá cây xanh vít kín miệng lò sau đó mới ủ như vậy khói của cây sẽ ám vào sản phẩm tạo màu xanh đen, màu này sẽ bền mãi không phai. Lò ủ 3-4 ngày thì sản phẩm nguội và có thể dỡ lò.

Trước đât gốm mường Chanh đã được trao đổi rộng rãi khắp vùng tây Bắc. họ chuyên trở bằng ngựa thồ hoặc gánh. Hình thức chủ yếu là đổi vật.

Gốm mường chanh được sử dụng nhiều việc:

  1. Ang đựng nước
  2. Hũ đựng xương (ụ): đựng xương người chết sau khi hỏa táng, được đậy nắp và chôn xuống đất.
  3. Con giống
  • Rùa
  • Ba ba
  • Hổ
  • Hoãng
  • Trâu
  • lợn
  • vịt
  • chim
  • ngựa
  • khỉ

  

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da