Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ đồ dệt vải của dân tộc Thái (BTSL:2025)
Địa điểm Bản Hùm, Xã Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Xôm
Mô tả chi tiết

Việc làm ra khung cửi dệt vải là một thành tựu về kỹ thuật của dân tộc Thái. Với thành tựu này người Thái đã tự sản xuất được vải mặc, làm đồ gia dụng phục vụ đời sống như chăn ga gối đệm. Ngoài ra sản phẩm còn được trao đổi lấy các yếu phẩm khác phục vụ đời sống của đồng baò.

Thường mỗi gia đình thường có một khung củi để chỗ ít người qua lại. có ánh sáng ban ngày tốt như gần cửa sổ, sân quản,... Vào thời kỳ nông nhàn người con gái thái thường cắm cúi bên khung cửi để dệt vải, dệt khít cho gia đình. Vì vậy vào nhà có người con gái khéo tay chăm chỉ là có nhiều đồ đạc: đệm, chăn, gối,...

Sự phong phú của sản phẩm dệt phụ thuộc vào sự sung túc của mỗi gia đình người Thái.

Vải dệt bằng khung dệt này có khổ rộng 40-60 cm và người ta dệt được rất nhiều loại vải: trắng trơn để nhuộm chàm may quần áo, thổ cẩm để làm đệm, chăn, túi,... Đặc biệt là dệt vải thổ cẩm bằng khung cửi này, cách cài hoa vô cùng phong phú, có thể dệt được hàng trăm nghìn loại hoa văn khác nhau rất đẹp.

các bộ phận chính của 1 khung cửi:

  1. Khung (ký)
  2. Bộ phận dập sợi (phưm)
  3. go đan sợi (khau)
  4. Thanh chống sợi (mọng ngạng)
  5. 2 cây dẫn go lên xuống (mạng nhăn tin)

khi dệt vải thổ cẩm (khit) còn có thêm các bộ phận phụ khác như khau quả khit (khau hi).

- Nếu dệt vải trắng trơn thì chỉ cần dùng một con thoi.

- Nếu dệt thổ cẩm thì mỗi loại màu dùng một con thoi (thường là 5-6 con thoi).

* quá trình dệt vải khít như sau:

Khi đã chuẩn bị xong sợi dọc cho các cuộn chỉ màu vào các con thoi. người ta tiến hành buộc các sợi dọc vào nan tre và buộc chặt nan tre vào cọc cuốn vải (mạy pặn) rồi lần lượt luồn từng sợi qua phưm, qua 2 go (khau) khau ki (go dài) và kéo vắt qua thanh ngang của khung dệt lên trên và buộc chặt lại ở thanh ngang phía sau.

tiếp đó giận một thanh để 2 go tách nhau và tay lao con thoi nếu tay phải lao thoi thì tay trái dập phưm. Xong rồi chân lại giận mạy tin bên kia để 2 go đổi chỗ cho nhau và lại lao thoi.

Dệt quả khít người ta dùng khau ji (go dài) để cài các nan của mỗi sợi ngang của quả khít cứ dệt xong sợi này người ta lại thóa nan để dệt sợi tiếp theo và cứ thế khi tháo nốt nan thì quả khít dệt xong.

Cứ dệt được đoạn vải dài đẩy tay với thì người ta lại cuộn dệt tiếp.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng nhưng còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da