Khau cút trên nóc người Thái.
Xưa nay người Thái có truyền thống trang trí trên 2 đầu nóc nhà sàn mái hơi cong của mình bằng khau bẻ hay khau cút. Đó là những họa tiết nghệ thuật đẹp đẽ và độc đáo của dân tộc đang được lưu giữ, nảo tồn và giới thiệu. Khau cút có có rất nhiều loại, từ đơn giản tới cầu kỳ, mỗi loại có họa tiết hoa văn khác nhau.
I. Khau bẻ:
- Có 2 cặp khau bẻ, có thể bằng gỗ dẹt hình chữ nhật dài 1.5m, rộng 0,075 hoặc bằng đoạn tre chẻ đôi. Thanh nào cũng đục thủng ở giữa chập hai thanh vào nhau dùng con sỏ xỏ qua lỗ, chốt ngoài kéo vất trên nóc nhà và buộc vào giữa (nếu khau bẻ bằng tre thì lòng quay vào vào trong 2 thanh tre trở thành 2 đường thằng vắt chéo tạo thành một góc đối đỉnh, 2 góc trên thành hai sừng dài khoảng một cánh tay. 2 cạnh của góc dưới thả xuống theo hai cạnh của mái nhà đến tận đòn tay thứ 3 từ đòn nóc (tính từ nóc xuống). Hai cạnh thả xuống hai bên nóc, mỗi thanh được đu thủng dan 4 lỗ xỏ qua bới các mảnh tre nhỏ, kéo đan vào các rui để chốt giữ cho khỏi bung ra. Chỗ đặt khau bỏ hay khau cút là đầu ngoài của 3 đòn tay trên cùng với đòn nóc chừa dài ra 2 bên ngoài "xinh dua" khoảng 2 cánh tay làm mái che đỉnh hồi.)
II. Khau cút: gồm nhiều loại mỗi bộ có 4 chiếc giống nhau bằng gỗ.
1. Khau cút chim: Thanh cái gọi là me cút làm giống thanh khau bẻ. Dài 1.66m, rộng 0.30m. Phía trên me cút dịch về phía đằng ngọn đục lỗ mộng lắp dài (khoảng 30 cm) các cút làm giống cái que đan chài, đan vỏ tiếng Thái gọi là Mạy nên gọi này là khau cút chìm.
2. Khau cút tảu
Me cút hình chữ nhật dài 1.52m, rộng 12 cm trên 1 đầu cạnh dẹt nhọn tròn rồi tiện cạnh lồi lõm xuống thành 3 khúc. Khúc thứ nhất khúc thứ 2 dài gấp rưỡi khúc thứ nhất, khúc thứ 3 tròn như khúc thứ nhất. Các khúc đo gọi là cút me vì nó nằm trên thân me cút. đục lỗ mộng 2 bên cạnh của cút me dài, giữa và lắp cút đơn vào. Các cút đơn đầu tiên giống quả bầu nước. (mak tảu) nên cút này gọi là khau cút tảu.
Chuẩn mực: Sau khi lắp xong thì lấy tâm chính giữa của khúc dài của cút me mà quay com pa nối 4 điểm cút với cút với nhau được một đường tròn tức là kích thước của sải cánh cút 2 bên dài ngang chiều dọc 3 cút me.
3. Khau cút pụa nọi
Tiện đầu me cút thành 5 khúc liền nhau khúc thứ nhất và khúc thứ 2 tròn có đường kính rộng bằng thân me cút (kích thước của cút pụa nọi dài 1.85m, rộng sải cánh 0.78m khúc thứ 3 dài gần gấp đôi khúc thứ nhất khúc thứ 4 và 5 tròn (theo thứ tự từ trên xuống đục lỗ mộng 2 cạnh đối diện của khúc dài làm 2 khúc lớn giống, mỗi cút gồm khúc ngoài dài, khúc trong dài gấp rưỡi khuc ngoài để mộng ở giữa đục lỗ mộng 2 cạnh đối diện của khúc dài trong, lắp 2 cút đơn, kép lớn vào 2 cạnh dài gữa 2 me cút)).
Chuẩn mực:
Chiều dài của sải cánh hai cút kép ngang, chiều dọc 5 cút me, nếu lấy tâm chính giữa khúc dài của me cút mà quay compa nối bốn điểm cuối phía cút với nhau sẽ được một đường tròn.
4. Khau cút pụa luông
Tiện me cút thành 7 khúc liên tiếp từ trên xuống. Khúc thứ 2 gấp rưỡi khúc thứ nhất và 2 liền nhau. Khúc thứ 2 dài gấp rưỡi khúc thứ nhất, khúc thứ 3 tròn, khúc thứ 4 dài bằng khúc thứ nhất và 2 liền nhau. Khúc thứ 5 tròn, khúc thứ 6 dài bằng khúc thứ 2, khúc thứ 7 tròn. Đục lỗ mộng 2 cạnh đối diện của các khúc dài: 2,4,6 làm cút dài giống nhau. Cút nào cũng gồm khúc ngoài cùng tròn, khúc giữa dài gấp rưỡi. khúc ngoài cùng khúc tròn cắt đầu loe để mộng ở giữa đục 2 lỗ cạnh đối diện khúc dài giữa mà lắp 2 cút đơn vào trở thành cút kép lớn vào 2 cạnh khúc dài thứ 4, lắp 2 cút đơn vào 2 cạnh của khúc thứ 2 và 6 của me cút.
Chuẩn mực: Chiều dài của sải cánh cút kép, cút ngang chiều dài của 7 khúc cút me. Lấy tâm chính giữa quay con pa nối điểm cuối 4 phía cút với nhau sẽ được 1 đường tròn. Cuối cùng đục lắp của vào cạnh của me cút dưới khúc thứ 7, cái cựa như cạnh của me cút dưới khúc thứ 7, cái cựa như cái liềm úp xuống. Dài 2.08m rộng sải cánh 0.85m.
5. Khau cút lai bua:
Giống nhưu khau cút pụa luông, chỉ khác ở chỗ làm cút ngọn của me cút và của 2 cút kép lơn là hình cánh sen kích cỡ dài 2.07m rộng sải cánh là 0.93m. Hoa sen tiếng thái gọi là bak nua. giữa các cánh sen có đục các đường kẻ vạch vân gọi là lai. Loại khau cút này gọi khau cút lai bua.
Nói chung loại khau cút nào cũng đều để cách quãng từ cút me liên tiếp mới được đục thủng giữa mặt me cút để xỏ qua bởi một thanh cây nhỏ, dài mà chốt ép 2 chiếc khau cút với nhau và buộc giữ vào đòn nóc đồng thời cũng đục liên tiếp xuống cuối cùng 4 lỗ để xỏ dây chốt giữ vào mái nhà.
Nhà của người Thái không buộc nẹp giữ 2 bên gianh phủ nóc. họ đan phên thưa mềm để đè lên, rồi làm những đoạn tre đan đều suốt nóc để giữ trên phên. sau này cải tiến người ta làm dây buộc nẹp phủ nóc, vừa chắc lại vừa đẹp chỉ giữ lại 2 cặp con lạch để đặt ở 2 đầu nóc nó ra nó như sừng dề nên gọi là khau bẻ.
Về sau người ta nghĩ cách trang trí cho khau bẻ đỡ trơ chọi nên mới làm vào những cút dài đơn giản giống như cái que đan chài gọi là cút chim.
với ý thức không ngừng vươn lên tới thẩm mỹ, người Thái lại cải tiển làm cút ngắn giống hình quả bầu nước gọi là cút tảu.
Dần dần khau cút được nâng cao từng bước phức tạp hơn. Từ khau cút tảu nâng lên thành khau cút pụa nọi từ khau cút pụa nọi nâng lên thành khau cút pụa luông thêm họa tiết hoa sen lại thành khau cút lai bua.
Trong chế độ phong kiến có sự phân đỉnh các loại khau cút trong các tầng lớp xã hội. Nhà dân thường chỉ được dùng khau cút tảu, chim hay mụa nọi. Nhà của người giàu có chỉ được dùng khau cút pụa nọi hay pụa luông. Nhà từ tri châu trở lên mới dùng khau cút lai bua.
Nói chung các loại khau cút từ đơn giản đến phức tạp đều mang nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, giúp chúng ta nhận biết rõ về ngôi nhà của dân tộc Thái trong nhóm các dân tộc anh em.
|