1) Cối:
Cối do đồng bào Mông chế tác cối được đục bằng đục nhỏ thủ công của dân tộc Mông tự chế. Cối đục từ 1 loại gỗ tốt là nghiến.
Phần đáy có đế dài liền với thân cối để khi giã dẫm chân lên cho cối khỏi đổ.
Cối thường đùng để giã lạc, vừng, bột gạo nếp, ớt, lá chua, bí đỏ để cải thiện bữa ăn hàng ngày trong gia đình dân tộc Mông.
Cối giã là vật dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình bởi vì đồng bào Mông sống ở vùng cao. Đời sống dựa vào thiên nhiên nên việc cải thiện bữa ăn trong gia đình có ỹ nghĩa rất quan trọng để duy trì cuộc sống hàng ngày.
Cối cao: 16cm
Đế cao 3cm - Dài đế
ĐK miệng 14cm
ĐK đáy 9cm
Độ sâu 13cm
Đáy sâu rộng 4cm
2) Chày:
Chày giã của dân tộc Mông ngắn làm bằng gỗ chắc vót thuôn ở đầu tù phù hợp với độ sâu của cối.
Chày dài 30cm;
ĐK 4cm
ĐK đầu thuôn 2,5cm.
|