Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ bát + Thìa dân tộc Mông (BTSL: 2981)
Địa điểm Bản Nặm Giắt, Xã Phỏng Lái, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Phỏng Lái
Mô tả chi tiết

          Dân tộc Mông vốn có nghề rèn phát triển khá lâu đời. Người Mông đúc ra sản phẩm bằng sắt nhôm. Đặc biệt dân tộc Mông ăn ngô say (mèn mén) do đó phải dùng Bát, thìa, đó là những đồ dùng được dân tộc Mông quan tâm chế tác ra để phục vụ đời sống thiết thực của mình.

         Khi đi làm nương người Mông thường bổ đôi quả dưa gang to hoặc dưa bở, khoét làm móng cho nước lã vào thay cho bát để đựng nước, dùng thìa nhôm múc canh ăn với mèn mén.

          Chính vì vậy người Mông đã sáng tạo ra cái bát trong quá trình đúc đồ dùng cho bữa ăn bát bằng nhôm được đúc dày, có độ bền lớn, không vỡ dùng rất thiết thực trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.

          Nhôm được lấy từ vỏ xác máy bay, kỹ thuật nung chảy hoàn toàn bằng thủ công, thìa này đã mòn 1/3 so với hồi còn mới.

         Bộ bát và thìa này do chính chủ nhân đã dùng đến nay là 3 thế hệ. Cho tới nay gia đình vẫn thường dùng loại này để ăn cơm, mèn mén và ăn canh, tuy nhiên hiện nay người Mông có ăn cơm nhiều hơn. Bộ thìa này cứng, không dễ bị cong khi dùng.

        Còn thìa bán ngoài thị trường thì nỏ, nhôm lại mỏng nên dùng không phù hợp.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật 1

Ảnh hiện vật 2


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da