Do trồng lúa nương năng suất thấp và lại là vùng núi dốc nên đồng bào Mông đã thu hoạch lúa bằng cách dùng hái để cắt bông lúa rồi bảo quản lúa thành từng bó to như bó mạ. Khi ăn đem lúa cho vào cum giã tuốt rồi mới đem say thành gạo. Qua rất nhiều công đoạn khá vất vả, hái cắt lúa là vật dụng không thể thiếu được trong mỗi gia đình làm nghề nông dân tộc Mông. Nó đánh dấu sự sáng tạo của một dân tộc đã biết trồng lúa để làm lương thực, thay cho việc ăn ngô xay làm mèn mén theo cổ truyền là chính như trước kia. Thông qua các công cụ sản xuất cho ta thấy được đời sống của đồng bào Mông đã có sự phát triển khá nhanh. Dân tộc Mông đã tiếp thu và có sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác trong vùng chẳng hạn dân tộc Mông đã dùng liềm thay cho lưỡi hái để gặt lúa, năng suất hơn.
Hái có hình bán nguyệt ở phần bằng có tra lưỡi sắt rất sắc để cắt bông lúa. Trên đỉnh hái có tra 1 ống tre hình tròn rỗng để khi cầm hái cắt lúa tay giữ không bị tuột, có độ giữ chắc.
Khi cắt dùng ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón cái để vo lúa vào qua lưỡi hái cắt. Bông lúa cắt rồi dùng ngón út và ngón áp út giữ lấy. Khi được nhiều thì chuyển sang tay kia bao giờ đủ 1 bó thì bó lại cho lên gùi đeo sau lưng.
|