Chi tiết hồ sơ

Tên Di chỉ đá mới mái đá Lán Mỏ (BTSL: 2005)
Địa điểm Bản Nà Mừng, Xã Mường Trai, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Trai
Mô tả chi tiết

Mái đá Lán Mỏ nằm ở vách 1 chân núi đá vôi cao khoảng 12m so với mặt thung lũng, mái đá có diện tích khoảng 100m2, cửa hang cao và rộng hướng về phía Bắc nhìn ra mặt thung lũng rộng, nơi có suối Nậm Trai. Gần 1/3 diện tích mặt nền bị những tảng đá vôi ở trần rơi xuống, phần còn lại bằng phẳng.

Đoàn khảo sát đã thám sát 2m2 ở chính giữa mái đá, tại hố thám sát cho thấy:

  • Lớp đất mặt: Dày 20cm, tơi xốp có nhiều đá cuội và mảnh tước và một vài mảnh gốm tiền sử, lớp này đã bị xáo trộn.
  • Lớp Văn hóa dày trung bình 2m chứa nhiều công cụ ghè đẽo, mảnh tước và cuội nguyên liệu, bên cạnh có xương động vật, ít vỏ ốc núi và ốc suối.

Mái đá Lán Mỏ được khảo sát đợt đầu vào năm 1996 thu được 162 hiện vật.

Đợt thứ 2 năm 1997 thu được các hiện vật sau:

  • Di vật đá: 71 tiểu bản (1 công cụ rìu ngang; 2 công cụ hình đĩa; 2 viên cuội có vết ghè đẽo; 2 chày và 64 mảnh tước).
  • Gốm: 6 mảnh gốm thô, hoa văn trang trí vặn thừng.
  • Di cốt người: Thu được xương ống dưới tảng đá cuội

Di chỉ mái đá Lán Mỏ là di chỉ văn hóa tiền Hòa Bình. Đây là địa điểm tiêu biểu cho loại hình địa phương của Hòa Bình vùng núi Tây Bắc ở thượng lưu sông Đà.

Loại hình di sản Khảo cổ học Chuyên đề
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Hiện vật còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da