Chi tiết hồ sơ

Tên Y phục nữ Mông hoa (BTSL: 2842)
Địa điểm Bản Lao Khô, Xã Chiềng Tương, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Tương
Mô tả chi tiết

Khác nhiều so với các dân tộc láng giềng ở Tây bắc, người Mông dùng sợi lanh để dệt thành vải, may mặc, làm chăn, quần áo... phục vụ nhu cầu may mặc trong đời sống thường ngày của gia đình, ngoài ra cây lanh còn đi vào cuộc sống tâm linh của đồng bào, họ cho rằng người chết phải có quần áo, váy lanh để mặc thì mới được tổ tiên chấp nhận. Sợi lanh cũng là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên của họ và là cầu nối đề đầu thai trở về với kiếp người, cho nên khi còn sống mỗi người trong gia đình người Mông đều có một bộ quần áo. Váy mới cất để sẵn.

Một bộ y phục của phụ nữ Mông gồm có:

1) Váy lanh (Tía Mông)

       Váy được làm bằng sợi lanh dệt nguyên chất, váy có hình nón cụt, xếp nếp xòe rộng, váy dài 64cm rộng hơn hai mét có hơn hàng trăm nếp gấp, mỗi nếp gấp rộng 2cm, khi chưa mặc các nếp gấp này được cố định bằng sợi chỉ khâu ngang. Váy nữ Mông là loại váy hở được chia làm hai phần:

- Phần thân váy hoa văn được trang trí rất nhiều

- Phần cạp váy rộng 4cm dùng để giữ và thắt chặt vào eo khi mặc phần hở ở phía trước.

      Váy được mặc và những ngày thường và tết, lễ với những nếp gấp cầu kỳ khi mặc và bước đi tạo cho người mặc có cảm giác dễ chịu duyên dáng, ấm áp rất phù hợp với cuộc sống của đồng bào.

2) Áo (Xo po nỉa)

        Áo được may theo lối xẻ ngực cổ bẻ, áo có hai lớp, trang trí ở phần tay và phần cổ với chủng loại hoa văn thêu ghép vải mầu giêng ở phần tay hoa văn giống như đeo vòng màu các loại. Phần cổ có hình quả trám và bông hoa dấu nhân và dấu cộng (Họ quan niệm rằng những dấu hiệu này đuổi được tà ma, mang lại sự may mắn cho người mặc).

3) Yếm (áo lót)

          Được may bằng vải hoa, cổ khoét rộng hình vuông, viền vải khác màu, khi mặc áo yếm hở ra nổi bật trên nền vải đen vủa áo ngoài tạo ra sự trang trí hợp lý.

4) Thắt lưng (Tư xí)

        Thắt lưng dài 2m, được ghép bằng nhiều loại vải khác màu bằng phin và tơ tằm, với những ô hoa văn nối tiếp nhau và chia thành hai đoạn (Thắt lưng đôi) mỗi thắt lưng là một mầu khác nhau và các ô hoa văn cũng khác nhau về màu sắc, thường thì một bộ thắt lưng gồm có 3 - 7 cái, khi đeo tạo thành vành rộng nhiều màu sắc nổi bật trên nền vải chàm của váy, tạo nên phong cách rất riêng.

5) Khăn đội đầu:

        Trước đây đồng bào Mông làm bằng vải lanh nhưng ngày nay chủ yếu họ dùng khăn piêu của người Thái, và phần trang trí chủ yếu ở hai đầu khăn.

6) Yếm váy

        Không bằng vải lanh mà được làm bằng vải láng đen 2 lớp, yếm váy không trang trí hoa văn ở phần đai có hai dây nhỏ để buộc chắc vào eo thắt lưng. Yếm có hình chữ nhật có chiều dài bằng váy, khi mặc chủ yếu che phần váy hở phía trước, khi ngồi phụ nữ Mông thường ngồi dạng chân và đưa Yếm về phía sau giữa hai chân tên của Yếm là (Xè mông).

7) Xà cạp:

         Được làm bằng vải lanh nhuộm chàm đen hình tam giác vuông dài 1,1m; rộng 27cm, có tác dụng bảo vệ đôi bắp chân, do phụ nữ Mông mặc váy ngắn và còn có tác dụng tạo sự ấm áp bảo vệ sức khỏe.

        Y phục phụ nữ Mông không chỉ có ý nghĩa là làm đẹp mà nó còn thể hiện được sự khéo léo sự chăm chỉ thể hiện qua những đường nét hoa văn điêu luyện cầu kỳ phô lên cái đẹp của người con gái Mông là thước đo chuẩn mực của các cô gái Mông.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da