Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ khung cửi dệt vải Dân tộc Mông (BTSL: 1876)
Địa điểm Bản Suối Háo, Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Bắc Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hồng Ngài
Mô tả chi tiết

          Bộ khung cửi của người Mông là một bước cải tiến giữa khung dệt của các dân tộc Môn Khơ me, nam đảo và khung dệt của người Thái, Tày, Mường... Khi dệt người phụ nữ thường dệt ở trái nhà phía ngoài, khung cửi phần trên cùng thường được buộc chắc vào vách nhà hoặc cột nhà. Rồi ngồi vào ghế hoặc đứng dệt cách khung cửi 1 - 2m, rồi đeo thắt láng da động vật vào lưng, thắt lưng này có hai sợi dây bện bằng lanh buộc chắc vào trục cuộn vải. Chân buộc chắc sợi dây điều khiển go trục, khi sợi dây bị kéo về go trục, nhấc lên ống tre sẽ bắn đi về khung và lớp sợi ở dưới được nhấc lên ống tre sẽ bắn đi về khung và lớp sợi ở dưới được nhấc lên bằng khuôn khổ của lược và người phụ nữ chỉ việc đưa con thoi sang ngang là song đợt đi còn lượt về thì người phụ nữ thả trùng dày điều khiển, ống tre lăn về phía người dệt lúc này lớp sợi ở dưới lại được nhấc lên và đưa thoi trở về. Cứ như vật công đoạn dệt được hoàn thành.

             Loại khung cửi này chỉ dệt được khổ vải trên dưới 40cm năng suất dệt thường thấp vì sợi lanh thường không mịn màng mà rất tướp nên thường hay rối nên phải gỡ. Liên tục tách sợi, cho nên một vái váy phải dệt hàng năm mới xong, nhưng tuy vậy cũng phần nào để ta thấy được sự cần cù thông minh sáng tạo của người phụ nữ dân tộc Mông. Và loại khung cửi này là sản phẩm biểu hiện một nét văn hóa độc đáo riêng biệt của người dân Mông rất cần thiết đối với các ngành nghiên cứu và bảo lưu về bản sắc văn hóa dân tộc.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da