Dân tộc Mông cư trú tại bản Nặm giắt xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, Sơn La là thuộc dòng Mông trắng. Đây là dân tộc thiểu số ở Sơn La vẫn giữ được y phục cổ truyền cùng với truyền thống văn hóa dân tộc, thông qua đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Mông ở vùng này.
Ngày nay dân tộc Mông ở Phỏng Lái Thuận Châu vẫn thêu áo, Yếm váy và thắt lưng cùng với khăn đội đầu được trao đổi hàng hóa với người Thái. Song thay vì mặc váy như ngày xưa thì phụ nữ lại mặc quần đen.
Việc dệt vải cắt may y phục cho cả nhà do người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm. Bởi trong gia đình thành viên nào cũng phải có 1 bộ y phục bằng lanh để khi sang thế giới bên kia phải mặc vải lanh thì hồn người chết mới về được với tổ tiên. Người ta quan niệm sợi lanh là sợi dây dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên và là cầu nối để tổ tiên đầu thai trở lại với con cháu. Do vậy việc trồng lanh dệt vải may y phục bằng lanh vẫn được duy trì tại các bản làng của dân tộc Mông ở Sơn La (Mông trắng nói riêng).
1) Váy (Ruktia)
Váy được may bằng vải lanh do đồng bào Mông tự dệt, người phụ nữ khéo tay có thể dùng từ 10 - 12 sải vải lanh ghép lại theo chiều ngang của khổ vải (35cm - 38cm).
Váy may cạp để hở phía trước khi mặc rồi được che bởi một dải yếm váy màu đen có dây thêu hoa văn rất tinh tế với đủ màu sắc sặc sỡ giống như một chiếc thắt lưng.
Váy có hình một chiếc nón cụt cạp có nhiều nếp gấp giống như y phục của váy Mông hoa và đen, nên có độ xòe rộng, khi đi lại rất uyển chuyển, thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đồng bởi váy sẽ có độ dày của nếp gấp.
Phần váy xòe rộng 6,4m dài, cao 0,70m; Cạp dài 1,22m; Rộng 0,06m
Khi mặc cạp được dắt vào trong, không buộc sau đó buộc Yếm và thắt lưng đè lên.
2) Áo (R Tro)
Áo may bằng vải láng đen có 2 lớp, lớp trong lót bằng vải trắng sợi bông địa phương, tay áo được cải những vòng tròn vải xanh hòa bình cách đều giữa màu đen và xanh là 3cm từ nách đến cổ tay áo. Áo vai ngang xẻ ngực không đính cúc, khi mặc váy đè lên áo xong thắt lưng giữ cho chặt, áo không khoét nách, tay may cắt liền với thân.
Thân áo từ vai xuống eo thẳng, cổ áo khoét nông và thẳng được đính với một mảng cổ thêu hoa văn lật mặt phải lên giống như cổ áo của lính hải quân.
Cổ áo hình chữ nhật 30 x 20cm, bên ngoài cổ có đính vải trắng tạo thành đường viền xung quanh cổ áo rộng 2cm.
Cổ áo được thêu hoa văn và ghép hình màu xanh, đỏ, vàng tạo thành hoa văn hình học như hình vuông, nhìn nghiêng là hình quả trám, hình bậc thang lên núi, ở chính giữa hình vuông đó là hình dấu thập (+) đó là biểu tượng của sự may mắn tốt lành.
Nẹp áo rộng 7cm được đính phía bên trong là các màu xanh hòa bình, dọc theo chiều dài của thân áo khi mặc nẹp áo được bẻ lộn ra giống như cổ áo sơ mi ở phía trước ngực.
- Thân dài 0,47m
- Vai rộng 0,58m
- Tay dài 0,40m
- Nách rộng 0,19m
- Cổ tay 0,15cm.
3) Áo lót (yếm áo - Tro khủa)
Màu trắng vải lon may gấp đôi mảnh vải từ trên xuống dưới. Vai liền cổ mở hình chữ U, viền vải màu vàng cam, độ sâu cổ 3,5cm, rộng 11cm, Vai rộng 0,54m; Thân dài 0,46m, áo chui đầu, mở cúc ở vai.
4) Yếm váy (Đảy xế)
Là một loại vải láng đen được ghép bởi 3 mảnh theo chiều dọc có 2 lớp hình chữ nhật 0,71m x 0,35m.
Phần đầu trên của Yếm là một dải hoa văn được đính ghép với Yếm theo chiều ngang tạo thành dây yếm đỏ chính là thắt lưng yếm (dây thắt của yếm). Dây yếm có màu sắc rất tinh tế bởi lối thêu đính vải đề lên nền khác màu tạo nên hình hoa văn, hình xoáy con ốc núi, hoa văn hình học, hình vuông, bên trong hình vuông là hình bậc thang bao bọc lấy hình dấu cộng ở trong cùng. Đó là biểu tượng của sự tốt lành, may mắn sẽ đến trong cuộc sống của mọi người. Có màu sắc hồng, trắng, xanh và đen được thêu ghép xen lẽ rất sắc nét, tinh tế, không lòe loẹt, đối mặt khi nhìn vào các họa tiết hoa văn trên váy áo cho ta thấy được nét đặc trưng riêng có của dân tộc Mông. Điều này thể hiện được tính thẩm mỹ của dân tộc Mông rất cao, thông qua cách thêu và phối màu. Phần dây yếm dài 3,40m; Rộng 10cm.
Ở mỗi nửa dây yếm có thêu 5 hình vuông xen lẽ màu thành mảng khác nhau trông hài hòa và đẹp mắt. Phần tiếp sau các mảng hoa văn là dây thắt màu đỏ ở mỗi bên dài 0,95m; Rộng 0,15m.
5) Thắt lưng (tư xí)
Thắt lưng được khâu 2 lớp vải mặt trước thêu hoa văn, mặt sau là vải hoa bằng xoa, cuối thắt lưng là màu xanh 90cm; Dài 2,35m; Rộng 0,10m.
Thắt lưng được chia đều thành 2 nửa đều nhau đoạn giữa đặt ở phía trước bụng rồi cuốn ra phía sau để lộ những mảng hoa văn đè lên dây yếm sao cho tạo thành một hàng hoa văn trang trí ở phía sau lưng.
Mỗi một nửa thắt lưng được thêu ghéo bởi 5 mảng màu đan xen khác màu với lối thêu vải đè lên vải khác màu tạo thành hoa văn hình khối, hình quả trám, hình úp ngược 1/2 ô vuông. Cuối cùng ở giữa mảng thêu vẫn trở về với hình dấu cộng điều đó chứng tỏ sự sáng tạo trong nghệ thuật thẩm mỹ hết sức tinh tê, nó toát lên một ý nghĩa chung nhất là mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống người Mông đều cầu mong mỏi điều tốt đẹp, hạnh phúc may mắn, bởi bộ y phục của Mông trắng có thể mặc cả trong ngày thường, ở nhà, đi nương và đi hội thì mặc bộ đẹp hơn (không phân biệt y phục lễ hội và ngày thường như với các dân tộc khác).
6) Khăn (pủa)
Khăn làm bằng vải đen nhuộm chàm có thêu cây hoa. Khăn do dân tộc Mông trao đổi hàng hóa với dân tộc Thái để lấy khăn và cải biến thêm bằng cách đính thêm chùm chỉ màu đỏ, hồng bằng tơ tằm do đó chiếc khăn đã nổi bật như một màu hoa sặc sỡ khi phụ nữ Mông đội khăn đi hội vào dịp lễ tết. Điều đó càng làm cho người phụ nữ Mông bởi cùng với bộ y phục lộng lẫy sắc màu. Khăn được đính cút 4: dài 1,92m; Rộng 0,38m.
|