Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ váy áo trẻ em dân tộc Thái đen (BTSL:1535)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Bộ áo này là thương phục của trẻ em thái đen.

Trang phục của trẻ em gái gồm có.

1. Áo (xửa cỏm)

Áo trẻ em cũng được cắt giống áo người lớn phần thân được cắt bằng cách gập đôi miếng vải khổ rộng 0.4 cm, phần thân sau lưng để nguyên, phần trước cắt đôi ra làm 2 vạt áo, khoét cổ và đắp thêm một miếng vải vào làm cổ đứng, phần nẹp áo được đắp vải để làm nổi phần cúc bướm (thường nẹp vải màu đen). Khổ người bàng nào thì làm thân rộng bằng cách khâu 2 bên vải vào. Tay áo chỉ cần đo độ dài và khâu vào áo không cần khoét nách mà làm nách thẳng, phần nối với nách áo làm rộng cho vừa tay,  tới xuống cỏ tay khâu hẹp dần vào cho vừa. Áo trẻ em không cần làm phần rộng ngực nên không táp miếng vải hình tam giác vào nách. Áo được khâu theo kiểu khâu đột. Khi khâu hai mép vải đặt khít vào nhau và gấp một mép xuống tạo độ mềm và chắc cho đường khâu, vải ít bị rạn.  Áo trẻ em thường được may bằng vải kẻ karo vừa sáng vừa đẹp.

2. Váy (xỉn)

Váy được may bằng vải sợi bông nhuộm chàm, chiều ngang được may bằng khổ vải 40 cm, chiều dài đo bằng người mặc. Phần thân váy được nối lại với nhau theo kiểu khâu vắt: Chập 2 mép vải khít nhau thật bằng mép, khâu vắt ngắn để khi 2 mảnh vải mở ra liền vào nhau mà không bị chồng vào nhau. Với lối may này người mặc có thể mặc cả mặt phải và mặt trái. Gấu váy được gấp rất nhỏ cũng được khâu vắt để tạo độ mềm mại cho váy.. Phần cạp váy thường được may bằng vải khác màu rộng từ 5-7cm. Thường là trắng kẻ hoặc vải khít hoa. Phần thân váy và  cạp váy được nối với nhau bằng 2 đường chỉ, sau đó gập phần mép vải dài hơn vào và khâu vắt đường thứ 2. Khâu như vậy làm cho đường lối mềm mại và chắc chắn.

3. Thắt lưng (sai ẻo)

Thắt lưng làm bằng sợi tơ tằm nhuộm màu xanh hoặc hồng, thắt lưng vừa có tác dụng giữ váy vừa trang trí thêm đẹp cho bộ trang phục.

Cách mặc:

Áo mặc dài kín bằng hàng cúc bướm ôm khít thân người, váy chườm lên khỏi gấu aosche phần gấu áo, phần thừa 2 bên gập vào giữa vừa thề hiện sự kín đáo của người con gái vừa giúp đôi chân dễ dàng cử động, váy thường mặc dài tới mắt cá chân, gập phần cạp xuống một chút để giữ váy cho chắc sau đo quấn thắt lưng vào buộc lại.

Y phục nữ trẻ em may theo lối áo xẻ ngực cài cúc váy kín.

Theo quan niệm của người đồng bào Thái, họ cho rằng hồn cư trú trong áo nên vào những khi cúng hòn, cúng ma họ thường đặt áo của người ốm lên mâm để cúng gọi hồn  về và người mẹ rất kiêng cắt áo cho chồng con vào tháng 3 âm lịch vì lúc đó là mùa làm nương sợ may áo xong chồng con sẽ bỏ xác về nhập vào áo mới chồng con họ sẽ bị chết.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da