Sống ở trên những đỉnh núi cao, quanh năm mây phủ đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Để đáp ứng và thích nghi với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Đồng bào dân tộc Mông nói chung, đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La nói riêng đã sáng tạo ra những sản phẩm từ rừng núi để phục vụ cho mọi nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chõ cất rượu này là một trong những sản phẩm được người thợ chế tác ra từ cây rừng.
Một chõ cất rượu gồm: Thân chõ - Tay chõ - Đáy chõ và Rùa hứng rượu.
1. Thân chõ:
Là một khúc của cây tròn có đường kính lớn, được khoét rỗng phần ruột, thân chõ cao 52cm.
2. Miệng chõ:
Có đường kính 47cm và dày 3cm
3. Tay chõ:
Là chỗ cầm được tạo ra quá trình gọt đẽo.
4. Đáy chõ:
Có đường kính 42cm.
5. Rùa hứng rượu:
Có đường kính 23cm; dài 70cm được tạo ra từ một mảnh gỗ lớn.
Cách dùng:
Để một chiếc chảo to có đường kính 1m lên bếp lò rồi bê chõ đặt vào lòng chảo, pha chế rượu đã ủ men và đổ vào trong chõ.
Đặt một chảo gang nhỏ có đường kính 60cm lên trên miệng chõ rồi đổ nước lạnh vào gần đầy chảo sau đó quấn vải có nhúng nước vào chỗ tiếp giáp giữa miệng chõ và đáy chảo gang nhỏ cho kín rồi châm lò.
Khi rượu bốc hơi gặp chảo gang có nước lạnh ngưng đọng lại tạo thành những giọt rượu và rơi xuống rùa hứng và chảy vào dụng cụ đựng. Đến đây là công đoạn đã được hoàn thành.
|