Khèn (Kềnh) là một nhạc cụ do người nghệ nhân Mông làm ra. Khèn dùng để thổi trong các điệu múa tỏ tình, trong ngày hội, lúc đi đường và cả trong các đám ma hay lễ cúng, phục vụ đắc lực cho cuộc sống tinh thần của đồng bào Mông.
Khèn gồm có 2 bộ phận chính:
- Thân khèn (chế kềnh) là 2 miếng ghép bằng gỗ pư mu, được nạo rỗng phía trong, khi ghép lại được thông với 6 ống nhạc, thân khèn có hình bút và có 3 phần chính:
-
Miệng khèn (dơ kềnh)
-
Bụng khèn (Tau kềnh) được khoét vừa 6 ống nhạc
-
Đáy khèn (chuôi kềnh) tiếng Mông gọi là cang tau kềnh. Đáy khèn nhọn, dọc thân khèn được kết bằng đai mây (thi kềnh) có tác dụng cố định 2 miếng ghép chặt vào nhau.
Sáu ống nhạc được làm bằng ống trúc (kim lê), mỗi ống đều có âm thanh khác nhau, mỗi ống đều được gắn từ 1 đến 2 lưỡi gà bằng đồng, thân của mỗi ống nhạc đều một lỗ nhạc (khó đi).
Khèn thường được người nghệ nhân chế tạo vào tháng 9, tháng 10 khi mùa trúc già.
|