Chi tiết hồ sơ

Tên Nỏ dân tộc Mông (BTSL: 2840)
Địa điểm Bản Pắc Ma, xã Pắc Ma, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn xã Pắc Ma
Mô tả chi tiết

Nỏ là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình người Mông trên các dẻo núi cao. Nỏ được người đàn ông làm ra và sử dụng để săn bắn, bảo vệ mùa màng.

Nỏ gồm có hai bộ phận chính:

  1. Cánh nỏ dài 0,92m, được vót phình ra ở giữa và thon về hai đầu để buộc dây nỏ, cánh nỏ được xuyên qua ở phần thân bụng của thân nỏ và cân đối hai bên cánh nỏ được vót bằng tre già rất khỏe, có sức đàn hồi cao.
  2. Phần thân nỏ có độ dài 76cm, trên thân có khoét một rãnh dài 35cm có tác dụng giữ tên.

Cách tay cầm là một khấc sâu 1m có tác dụng giữ dây nỏ và một cò, được lắp ngay ở cánh tay cầm khoảng 30cm xuyên lên ở phần giữa thân nỏ ngay cạnh khấc sâu được chốt trong thân nỏ.

Cách sử dụng: Kéo dây nỏ vào khấc cạnh cò (nếu người khỏe thì không cần đạp chân vào cánh nỏ.  Xong lấy ngón tay cái giữ đoạn dây ở ngay khấc để đề phòng cướp cò và lắp tên vào ngắm vào vật cần bắn và bóp cò.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng nhưng còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da