Chi tiết hồ sơ

Tên Khèn dân tộc Mông (BTSL: 1877)
Địa điểm Bản Hồng Ngài, Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Bắc Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hồng Ngài
Mô tả chi tiết

Nói tới văn hóa dân tộc Mông là nói tới một lĩnh vực thật phong phú đa dạng, từ miếng ăn, quần áo mặc, nếp nhà ở, cách thức làm ăn, đi lại vui chơi, ca hát hội hè... Người Mông ở Việt Nam nói chung, người Mông ở Sơn La nói riêng căn bản là họ vẫn bảo lưu nền văn hóa độc đáo riêng của mình rất riêng.

Cây khèn là sản phẩm văn hóa độc đáo là đỉnh cao của âm nhạc Mông, nó gắn liền với cuộc đời của người Mông, biểu hiện đậm nét một phong cách dân tộc.

Khèn gồm hai bộ phận chính: Thân khèn và bộ hợp âm.

  • Bộ phận 1: Là hai nửa của một cây gỗ được khoét rỗng ở phần nặm, phần phía trong kể từ chổi thổi được ghép vào nhau rất khít không khí không thể lọt được ra ngoài.
  • Bộ phận 2: Là những ống hợp âm xuyên qua thân cũng rất khít, phần trong của ống hợp âm (6 ống) đều có lưỡi gà bằng đồng và mỗi ống đều dài ngắn khác nhau cho nên khi thổi phát ra những âm thanh khác nhau (12 âm). Ở các ống hợp âm này đều có lỗ điều khiển âm tiết, khèn mông thực sự là đỉnh cao của âm nhạc Mông cũng là sản phẩm cái đẹp tươi sáng của tinh thần được hội tụ tại đây. Rất cần thiết đối với các cơ quan nghiên cứu và các ngành nghiên cứu bảo lưu dân tộc học và bản sắc văn hóa dân tộc.
Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da