Chi tiết hồ sơ

Tên Nỏ dân tộc Mông (BTSL: 1874)
Địa điểm Bản Suối Háo, Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Bắc Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hồng Ngài
Mô tả chi tiết

Nỏ gọi theo tiếng Mông là Tu nếnh, nỏ gồm có thân nỏ, cánh nỏ, dây nỏ, lẫy nỏ và kèm theo tên bắn.

Thân nỏ là một cây gỗ được gọt đẽo cẩn thận hình vuông và phình ra chỗ tiếp xúc với cánh nỏ thon dần về phía đầu, phía trên thân (phần đầu) có rãnh để tên, ở cuối phần rãnh là một khác để giữ dây nỏ, ngay cạnh khấc bên hông nỏ có một chốt giữ lấy nỏ để bắt dây cung.

Còn cánh nỏ làm bằng tre dầy và khỏe ở giữa to nằm giữa ở đoạn phình của thân nỏ, chia đôi cánh nỏ ra hai phần bằng nhau ở hai đầu cánh nỏ có chỗ mắc dây cung, riêng dây cung được bện bằng dây lanh rất chắc, ở giữa dây chỗ tiếp xúc với thân nỏ được quấn bằng mây để bảo vệ dây và giảm sự ma sát giữa dây với thân nỏ khi bắn.

Nỏ có thể bắn tên xa đến 20 đến 30m nhưng độ chính xác nhất là 15 đến 20m rất phù hợp với đời sống trên những đỉnh núi cao và rừng rậm của người dân Mông, nỏ có thể bắn được chum chóc và ths vật. Nỏ cũng là vật bảo vệ cho họ chống lại thú dữ, bảo vệ nương rẫy mùa màng, do vậy nỏ là một công cụ săn bắn đắc lực phục vụ và cải thiện trong sinh hoạt hàng ngày của các gia đình mông, ngoài ra nó cũng là một sản phẩm độc đáo mang tính chất văn hóa mà các ngành các cấp đang nghiên cứu và bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da