Chi tiết hồ sơ

Tên Đàn tính (BTSL:2371)
Địa điểm Bản Màu Thái, Xã Phỏng Lập, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Phỏng Lập
Mô tả chi tiết

Đàn tính là là một loại nhạc cụ của dân tộc Thái Sơn La.

Nhạc cụ gồm 4 phần chính:

- Phần I: Họp đàn được làm bằng vỏ quả bầu (má tẩu) ruột được khoét rỗng, phía đỉnh cắt bằng chỗ cần đàn xếp tiếp xúc có hình tròn (mặt đàn) được lắp ghép một manht gỗ tròn vừa chỗ cắt có đường kính 10 cm, từ đấy đến đỉnh cao 12 cm. Phía đáy hộp đàn được khoét thủng có hình ngôi sao năm cánh đây cũng là nơi mà âm thanh thoát ra.

- Phần II. Cần đàn được làm bằng gỗ quý (pwo mu), cần dài 98 cm đầu cần xuyên qua tuột quả bầu (hộp) ở phía trên cối giã gạo nước dùi thủng sang hai bên cần đàn và lắp hai bộ phận lên dây bằng tre dài 7 cm. Trên cần cách phần đuôi 20 cm có một hõm khuyết để cố định bàn tay ấn dây đàn.

- Phần III: Là phần cuối cùng của cần đàn bộ phận này là một móc gỗ hình bán nguyệt. Có tác dụng như một cái móc để ngoắc treo đàn, được lắp ghép rất khéo léo vào cần đàn.

- Phần IV: Dây đàn bằng cước có chiều dài bằng chiều dài của cần đàn. Đàn tính có hai sợi dây cước, 2 sợi cước này một đầu được buộc cố định vào đầu cần đàn, và được kéo qua ngựa ở mặt đàn đến phần lòng máng ở phần đuôi cần đần và được cuốn vào 2 chốt tre. Khi ngưới nghệ nhân chơi đàn lên dãy tùy theo âm hưởng của bài hát cho phù hợp.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da