Chi tiết hồ sơ

Tên Cóm khảu của dân tộc Thái (BTSL:2379)
Địa điểm Bản Màu Thái, Thị trấn Thuận Châu, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Thuận Châu
Mô tả chi tiết

Tập quán ăn sinh ra từ văn hóa trồng lúa dân tộc THái có đầy đủ kỹ thuật thao tác thủ công để chế biến mây tre trên rừng thành những sản phẩm rất  tiện lợi cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Cóm khảu là một trong những sản phẩm của nghề thủ công đó, cóm khảu được đồng bào dùng lạt mây tre đan thành cóm khảu có hoa văn rất đẹp.

Cóm khảu có tác dụng chính là đựng cơm nếp xôi.

Khi họ xôi cơm chín thường vê thành bánh cho vào cóm khảu có thể đặt tại mâm cơm gia đình hoặc mang theo khi đi làm nương rẫy đều rất thuận tiện.

Cóm khảu gồm 3 phần chính: Nắp, thân và chân.

- Nắp: (phà) được đan theo kiểu nóng 3 tạo nên những hoa văn hình m ũi tên xếp xít đều nhau, bốn góc đều đan bằng mây và cố định bởi 2 que tre nhỏ tạo nên đường chéo của vân hoa hình vuông trên đỉnh nắp chia nắp thành bốn phần bằng nhau, trên nắp có hai vành đai để bảo vệ bằng mây.

- Thân: hình lục bình thon nhỏ ở miệng, phình ra ở giứa thân và thu lại ở đáy, phần cổ được đan nóng 3 phần thân giữa và đáy đan nóng đôi đều tạo ra nhưng hoa văn hình mũi tên ở phần thân giữa và đáy có hai vành đai bằng mây bảo vệ.

- Chân: được làm bằng gỗ ăn khớp vào nhau có hình dấu nhân. Hay hình dấu cộng có tác dụng bảo vệ đáy của cóm khẩu.

Ngoài ra mỗi cóm khẩu đều có một sợi dây vòng qua các tai, đáy cóm khảu để khi di chuyển được thuận lợi, sợi dây này được bện bằng dây po, là loai cây thân gỗ có vỏ dầy.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng nhưng còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da