Chi tiết hồ sơ

Tên Chăn bông "pha" của dân tộc Thái (BTSL:2018)
Địa điểm Bản Hùm, Xã Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Xôm
Mô tả chi tiết

Vào mỗi gia đình người Thái thường thấy rất nhiều chăn bông. Trong bộ đồ ngủ cùng với màn, gối đệm, chăn bông chống được cái rét cắt da cắt thịt vùng rừng núi. Giúp phục hồi sức lao động sau một ngày vất vả.

Chăn của người Thái có kích thước hẹp và mỏng do đó khi sử dụng người ta dùng nhiều chăn một lúc chồng lên nhau.

Chăn có 2 mặt không giống nhau, một mặt được làm bằng vải bông thái để trắng. khi đắp để ở phía dưới mặt được làm bằng thổ cẩm thì ở phía trên. Xung quanh chăn được viền bằng vải thổ cẩm có hoa văn và khác màu với mặt chăn.

Người ta khâu trực tiếp từ vỏ ngoài vào ruột bông  chứ không có lớp vỏ ngoài bằng vải xô như chăn của người kinh. Chính vì vậy ruột bông được trần khá kỹ bằng chỉ.

Khi khâu lớp viền của vỏ chăn người ta không khâu kỹ mà khâu rất sơ lược thuận lợi cho việc tháo vỏ chăn ra và bật lại bông cho tơi xốp.

Mặt chăn được làm bằng nhiều loại vải thổ cẩm khác nhau bởi v ậy mà hoa văn ở mỗi mặt rất phong phú về chủng loại như hoa văn bỏ bông hoa văn bó hói hoa văn mối kho, ,.....

Cái chăn bông của người Thái không chỉ dùng để đắp mà nó còn biểu hiện sự giàu có của mỗi gia đình người Thái. Về tín ngưỡng khi gia đình có người chết người ta gấp chăn để lộ màu trắng ra ngoài chứ không để lộ mặt vải thổ cẩm ra ngoài.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

ảnh


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da