Chi tiết hồ sơ

Tên Khăn piêu cổ dân tộc Thái (BTSL: 2350)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Phụ nữ Thái đen có một loại khăn vải đội đầu mà người ta gọi là khăn piêu. Nó có tác dụng che đầu khi nắng gió và ấm áp về múa đông giá rét. Không chỉ vậy nó còn là trang sức trong trang sức sinh hoạt hàng ngày nhất khi đi chơi hay lễ hội.

Khăn piêu vùng thuận châu, thị xã trước đây được trang trí hoa văn đơn giản, thoáng. Thường được trang trí ở 2 phần vuông đầu khăn bằng những đường chỉ khác màu sắc thường là 8 màu: Xanh lá cây, đỏ, vàng đen, 4 góc và ô giữa được trang trí các loại hoa văn hình  kỷ hà, chim, thú cây cỏ như là con cá, con cua, pắc cút , khau cút,....

Khăn pieu ngoài nổi tiếng về hoa văn và màu sắc nó còn biểu trưng cho ý niệm vẹn toàn là ước mong của con người .

Theo truyền thuyết của người Thái thì thì ngày xưa lắm có một mường toàn phụ nữ sinh sống với nhau. Nếu kẻ nào lọt vào đều bị giết chết., tình cờ có 1 người đàn bà đi rừng gặp 1 người đàn ông ở mường khác lạc sang hai người đi lại với nhau và sinh ra một bé trai. Lớn lên người con trai đó đã thấy cách sống vô lý của mường mẹ và về huy động lực lượng của mường bố sang đánh mường đàn bà thất bại và xin mương đàn ông tha chết, từ đấy về sau không tách ra ở riêng nữa. họ hứa sẽ mặc váy khâu kín để đánh dấu sự thất bại của mường đàn bà. Người đàn ông đã in dấu lên đó những chiếc cút piêu là dấu ấn đã điểm chỉ vào đó.

Theo tiếng thái  thì cút là dấu ấn theo quan niệm người Thái thì số lẻ chẵn thì số người lẻ  và là tên gọi luôn của khăn. Thường khăn cút chùm 3 tặng người trên chùm 5, 4 là đôi lứa.

Khi trai gái yêu nhau còn nhờ piêu nói hộ lòng mình khi xa nhau các cô gái thường tặn cho người mình yêu những chiếc khăn piêu đẹp và chiếc piêu thành cầu nối giữa 2 người vào những ngày hội mùa xuân.. Trai gái dự hội làm quen nhau khi ném còn mang khăn piêu khi không bắt được quả còn chàng trai ném cô gái phải tặng chiếc khăn đó cho người con trai. Đó là cái cớ, vật làm tin để họ làm quen và yêu nhau.

Việc học thêu piêu cũng là bài học phổ thông tất yếu của người phụ nữ Thái. Bởi vậy nó là một tiêu chuản để đánh giá người con gái. Nhìn piêu người ta biết chủ nhân của nó tài năng, chăm chỉ hay vụng dại lười nhác.

Khăn piêu không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn mang tính xã hội. Cùng với xửa và xỉn piêu đã góp phần nên sắc thái dân tộc.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da