Chi tiết hồ sơ

Tên Địu dân tộc Thái đen ở Sơn La (BTSL: 1080)
Địa điểm Bản Tông, Xã Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Xôm
Mô tả chi tiết

Cùng với sự ra đời của những chiếc nôi, du bé ngủ ngon thì chị em phụ nữ Thái xuất phát từ điều kiện phải lên nương dãy, hoặc làm ruộng vất vả. Nên chị em phụ nữ Thái đã rất sáng tạo khi biết thiết kế ra những chiếc địu xinh sắn bằng vải thổ cẩm đa sắc màu sắc sỡ.

Địu dân tộc Thái được vải chàm nhuộm đen, hai dây dài sải rộng hình cánh rơi. Thân địu ở giữa bởi được ghép bằng độ rộng của khổ vải thái (40cm) và cũng là độ rộng của 2 đầu sải vải bổ chéo cánh sẻ. Địu được chia thành 2 phần "Sai la" đó là dây địu và "sa lăng la" đó là mặt địu.

Mặt địu được đặt đằng sau lưng đứa trẻ đê lộ phần trang trí ra phía ngoài khi địu. Mặt địu có phần tua rua ở phía trên gọi là "lạp la" còn phần dưới lưng gọi là "xa lăng la" phần dưới cưới gọi là "tiếu la" chính là phần đỡ mông đứa trẻ trên lưng mẹ.

"Lạp la" được ghéo bằng nhiều mảnh vỉa gấp hình mũi tên rất nhiều màu sắc nhỏ bằng 2,5cm; dài  6cm. Đó là phần làm tô điểm cho thêm phần diêm dúa của chiếc địu. Xung quanh "xa lăng la" ghép với những cạnh đường viền còn có "nhính" màu trắng vừa là hình thức làm đẹp vừa có tính chất đuổi ma tà, từ đó bé sẽ ngủ ngon hơn trên lưng người lớn.

Phần mặt địu thường làm bằng một quả khít hay thêu hình quả trám, hoặc hoa mướp, hoa bầu... Hia bên cạnh sườn của mặt địu cũng được trang trí đường viền màu xanh, màu hồng rất đẹp mắt vừa trang nhã bởi những quả núi nhỏ màu trắng đi kè. Ở giữa là mối khít để dọc theo thân địu thẳng đứng thường quả màu xanh, tím, vàng...Hai bên sải dây dài là dây được viền bởi vải khít đa sắc màu sặc sỡ. Sự đa sắc màu của vải khít tơ tằm cùng với những đường viền quanh dây địu, "lạp la" tượng trưng cho 8 tia nắng, 9 tia mưa (theo nghĩa của người xuôi là 7 sắc cầu vồng) nó là sự kết hợp hài hòa tượng trưng cho trời, đất, mây, mưa, sấm chớp, cây cỏ cùng hoa lá và ánh nắng mặt trời... trông thật đẹp mắt. Điều đó còn thể hiện sự pha màu khéo léo cùng với tính nghệ thuật thẩm mỹ của người thiết kế chiếc địu.

Bằng chiếc điu xinh xắn bé có thể yên tâm theo mẹ đi nương, đi dãy, giã gạo, nấu cơm, dệt vải, tưới rau, đi chợ... Đó cũng là thể hiện sự vất vả của người phụ nữ nông thôn miền núi khi xưa chưa có nhà trẻ gửi con. Ngay từ khi đứa trẻ mới ra đời được 10 ngày cho tới 1 tháng tuổi là bà ngoại hay bà nội đã lo cắt địu cho bé. Do đó chiếc địu là một vật có ý nghĩa đối với một đứa trẻ mới ra đời.

Cho tới nay chiếc địu vẫn được mọi người ở miền núi cũng như miền xuôi ưa dùng khi đưa trẻ đến vườn trẻ.

  • Số đo của địu 1:

- Dài: 3,92m

- Cao thân địu: 0,33m

- Cao mặt địu: 0,52m (Tính từ thân địu xuống tếu)

- Tếu la: 0,15 x 0,14m

- Dây tếu: 1,72 (dây buộc trước khi địu)

  • Số đo của địu 2:

- Chiều dài củ sải rộng địu: 3,92m

- Chiều cao của thân địu: 0,33m

- Chiều dọc của địu: 0,52m

- Tếu la (phần buộc vào lưng người lớn: 0,15 x 0,14m

- Dây buộc để địu: 1,72m

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da