Chi tiết hồ sơ

Tên Bem đựng đồ (BTSL: 2795)
Địa điểm Bản Nà Ngà, Xã Chiềng Hặc, Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Yên Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Hặc
Mô tả chi tiết

Kbem là một dụng cụ được dùng để đựng đồ vật quý giống như valy, hòm Kbem được sử dụng rất nhiều ở mỗi gia đình dân tộc Thái ở Sơn La.

Cũng giống như phụ nữ người đàn ông dân tộc Thái rất khéo léo trong việc làm các nghề thủ công truyền thống như rèn, mộc... nghề đan lát mây tre để làm ra các sản phẩm để dùng trong sinh hoạt hàng ngày như ếp, xạ, mẹt, hoặc sọt... Trong đó Kbem là một đồ dùng đan tương đối khó và kỳ công rất nhiều gia đình sử dụng.

KBem được đan bằng cật tre hoặc mây theo 2 lượt trong là tre thường lượt ngoài bằng vật vót nhỏ mịn Bem, đan theo hình dáng hình khum có nắp hình mui dùa. Đỉnh nắp hình chữ nhật, đáy cũng hình chữ nhật, miệng hình ê líp, xung quanh có đường bện bằng mây cho Kbem chắc khi sử dụng. Xung quanh đáy là một thanh tre rộng 2cm đục lỗ ở 4 góc sau đó gập theo hình đáy Kbem tạo thành đế Kbem. Trong lòng đáy có 2 thanh tre sắt vắt thành chữ X để giữ cho Kbem đựng được bền chắc, trên đỉnh nóc của nắp lượt ngoài đan thưa ô vuông 1cm đều đặn bằng cật tre, nắp có khuy bằng mây để khóa lại.

Chiếc Kbem nhỏ này chủ nhân của nó đã 83 tuổi. Bà đã dùng tới 60 năm nay, thường chỉ đựng 2 bộ váy áo và chiếc khăn piêu cùng đồ vật quý vì nó rất nhỏ.

Bem cao: 33cm

Đáy: 26cm x 15cm

Miệng hình E líp

Độ phình: 32cm x 28cm

Nắp hình mui dùa cao: 21 x 12cm; cao 13cm

Ngày nay một gia đình người thái vẫn sử dụng Kbem để đựng đồ khi về nhà chồng.

Khác với Bem của dân tộc Thái trắng quỳnh Nhai và 1 số vùng khác. KBem của Yên Châu được vót nan nhỏ bằng tre cật, nan chỉ to gấp đôi chiếc tăm nhỏ, cũng giống như làm các việc khác như đan chài, làm chăn đệm hoặc cấy. Bao giờ người Thái cũng chọn ngày tốt để vào rừng chặt tre về vót nan để đan đồ. Ngoài ra người ta cũng chọn mùa đông để chặt tre là mùa không bị mọt, cây tre là loại tre bánh tẻ, vừa dẻo và bền.

Khác với Bem của Thái ở vùng khác Bem Yên Châu có nắp phần dưới có đan một viền lóng đôi tạo thành hoa văn giống như chân rết hoặc xương cá (người Thái gọi là san tăn lếp).

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Cũ, hỏng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da