Chi tiết hồ sơ

Tên Mâm đan dân tộc Thái (BTSL: 2409)
Địa điểm Bản Tông, Xã Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Xôm
Mô tả chi tiết

Mâm đan là sản phẩm mây tre đan của dân tộc Thái. Mâm đan là đồ dùng trong gia đình của đồng bào Thái.

Mâm được đan bằng các loại vật liệu: tre nứa, cây giang. Tùy từng gia đình với số lượng thành viên ít hay nhiều mà đan mâm to hay nhỏ cấu tạo của mâm được chia 3 phần:

  • Phần 1: Mặt mâm được đan bằng nan tre to bản khoảng 4cm, chẻ mỏng, lấy ruột đan chéo nhau tạo các hoa văn, mặt mâm có hình tròn.
  • Phần 2: Vành mâm được đan bằng cây giang chẻ lấy nan cật làm nan ngang, nan dọc bằng tre vót tròn tạo hình vành nón, mép ngoài của vành mâm được tết hình đuôi xam chạy vòng quanh mép ngoài vừa có tính chất trong trí vừa giữ được cho mâm không bị xổ nan, nan không bị xước, không nhọn chọc vào tay người dùng.
  • Phần 3: Chân mâm có chu vi bằng mặt mâm cao khoảng 15cm, chân mâm là những nan tre cứng được đan chèo tạo hoa văn 4 cánh. Khi đan, chân mâm được đan riêng sau đó mới dùng lạt  nối với mặt và vành mâm buộc chặt.

Sau khi đan xong đồng bào thường để trên gác bếp hun khói (giảng xà) cho mâm có màu bồ hóng, tre khô lên nước bóng và chủ yếu là giữ độ bền của mâm, chống mối mọt. Người đàn ông thường làm công việc đan lát trong gia đình, sản phẩm của họ làm ra cũng là để đánh giá sự khéo léo, tài hoa của họ. Mâm được sử dụng dùng trong các bữa ăn hàng ngày, lễ tết và dùng làm mâm cúng trong các lễ cưới xin, ma chay, người ốm...

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da