Chi tiết hồ sơ

Tên Giỏ đựng rau (BTSL:2643)
Địa điểm Bản Hua Ít, Thị trấn Ít Ong, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Ít Ong
Mô tả chi tiết

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống rất nổi tiếng của đồng bào Thái nói chung. Người Thái đen nói riêng. Họ không những đan lát những vật dụng trong sinh hoạt mà họ còn biết khai thác chế biến các loại cây nguyên liệu tự nhiên đem về chế tác các vật dụng sinh hoạt gia đình và trao đối buôn bán.

Dụng cụ đựng rau là một đồ dùng tiêu biểu phục vụ cho đời sống  hàng ngày của người Thái.

Có thể nói xạ là một  dụng cụ đa chức năng có thể dùng bỏ các dụng cụ nhỏ trên gác bếp dùng đựng bát đũa hay đi hái rau rửa rau.

Xạ được làm bằng tre với hình thức đan  lóng mốt. Người thợ hoàn thành nó trong một vài ngày họ đan từ đáy với hình thức quay tròn vòng quanh thân xạ, hết phần đáy người ta đan thu dần lên phần trên để tạo thành hình tròn cu  ối cùng đan kết lại ở miệng xạ, xạ do người đàn ông làm.

  • Xạ cao 11 cm
  • Đk miệng 20 cm
  • đường kính thân 25 cm
  • đk đáy 28 cm

Và được taoh thành bởi nhiều bộ phận dây đeo.

  • Tai giỏ
  • Miệng giỏ
  • Thân
  • Đế
  • Đáy

vì là dụng cụ sinh hoạt hằng ngày nên xạ không được trang trí hoa văn gì. Người ta bện thêm một sợi dây để làm quai xách, xạ được đan thưa để thoáng và khi rửa rau cho nhanh ráo nước.

Đáy xạ người ta làm hai thanh gỗ tiếp với đất vừa bảo vệ đáy vừa tránh đồ đựng trong xạ dính đất.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da