Chi tiết hồ sơ

Tên Đồ gốm mường Chanh (BTSL:1712)
Địa điểm Xã Mường Tranh, Mai Sơn, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mai Sơn Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Tranh
Mô tả chi tiết

Dân tộc Thái mường Chanh thuộc Mai Sơn - Sơn La đã có từ lâu đời nghề làm đồ gốm cổ truyền đến nay không còn biết rõ từ bao giờ ai là người khởi tổ ra cái nghề gốm mang đậm đà nét núi rừng tây bắc này nữa.

Những người dân hiền lành có đôi bàn tay khéo léo chỉ hiểu theo cái nguyên sơ của nó là:

"Xưa kia mường Chanh có những bản nhỏ nằm sau các khe núi, đường đi cách trở hiểm nghèo do đó hàng hóa trao đổi vô cùng khó khăn. Vì thế đồ dùng sinh hoạt gia đình thiếu thốn lắm nên ý nghỉ làm đồ dùng nảy sinh. Đó cũng là nhu cầu lại thuận nơi đây có loại đất sét mềm dẻo qua lửa không nứt mà cứng bền".

Có lẽ cái lý từ nhu cầu đời thực mà tạo nên sự hiểu biết tự nhiên và ngẫu nhiên đã tạo nên cái nghề làm đồ gốm độc đáo ở mường Chanh. Và từ đó trải qua các thời kì lịch sử lâu dài nghề gốm càng trở lên hoàn thiện hơn.

Ngày nay gốm mường Chanh vẫn giữ được các nét riêng biệt của mình, nhiều sản phẩm đã được trao đổi rộng rãi xa gần.

Về đất sét có 4 loại đất sét mềm dẻo cụ thể và được phân loại theo màu sắc:
 Vàng, trắng, đen, xanh.

Những loại đất này hiềm và ưu điểm là chịu được nhiệt độ cao mà ko bị nứt. Khi đến 8-900 độ C thì trở thành rất cứng. Và đồ gốm này dùng để đun nấu, đựng rất tốt.

Đồ gốm được làm theo lối thủ công cổ truyền với kỹ thuật bàn xoay.. Công cụ chế tác rất đơn giản gồm một bàn xoay 1 thanh gỗ tre vót nhỏ để cắt - 4 mảnh miết khi lấy đất về người thợ giã đất cho nhuyễn rồi bằng đôi bàn tay khéo léo nặn trên bàn xoay theo hình mong muốn. Tiếp theo rất đơn giản được đào theo kiểu hàm ếch có lỗ thông khói trên nóc lò thường người ta nung trong 1 ngày là được.

Sản phẩm gốm đa dạng về chủng và thể loại nó không theo chuẩn mực nào mà chủ yếu dựa vào ngẫu hứng của người thợ làm mà thôi. các sản phẩm chủ yếu : lọ, chum, nồi, chậu, bát, đĩa,...

Hoa văn đơn giản chủ yếu là khắc vạch sóng nước.

Nghề gốm mường Chanh có từ lâu đời đây là một nét văn hóa độc đáo của dân tộc Thái Sơn La . Nó mang sắc thái đặc trưng riêng biệt. nghiên cứu chúng ta thấy thấu đáo hơn cuộc sống văn hóa của đồng bào thái sơn la.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh 1

Ảnh 2

Ảnh 3


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da