Trống cũ. Tang trống nhiều chỗ đã bị thời gian là hà hố lõm sâu so với bề mặt hơn 1 cm. Da trống thay đổi nhiều lần.
Người Thái hay dùng trống trong những ngày lễ hay những ngày mừng nhà mới. Đặc biệt là tết nguyên đán.
Trong những ngày mừng nhà mới người ta treo trống trong nhà cùng với chiêng để đánh, vừa đánh vừa uống rượu cần và nhảy múa xung quanh.
Lễ tết trống cũng được treo cùng với chiêng ở ngoài sân hàng tuần lễ và mọi người không phân biệt trẻ già gái trai luân phiên nhau đánh trong chiêng múa lăm vông, ném còn. Tiếng trống chiêng ngân vang vọng núi rừng tạo nên những âm thanh trầm bổng dập dìu làm cho không khi lễ hội càng thêm hấp dẫn.
Chiếc trống này ông cà văn ỏn thừa hưởng từ ông ngoại trước làm nghề thầy cúng ở bản panh xã Chiềng Xôm.
Theo ông Ơn kể lại thì bản thân ông ngoại ông dùng chiếc trống này cũng rất lâu rồi. Khi già yếu đã trao lại cho ông và ông dùng nó từ đó đến nay khi ông đã 80 tuổi đời. như vậy trống có tuổi thọ ước tính hàng trăm năm.
Da trống được thay nhiều lần và gần đây nhất năm 1998 tang trống được đục bằng cả một khúc cây.
Việc làm trống này tốn khá nhiều công sức cần khoảng 6-7 người làm hàng tuần lễ. tang trống làm bằng cây mang xọ có đường kính tiết diện 1m, loại gỗ này còn được làm chõ xôi vì đặc tính dẻo dai không nứt vỡ.
Người ta dùng 1 con dao, rìu, thuổng rồi gia công thành trống như ý muốn.
Da trống là da bò kho để nguyên lông. Trước khi bưng trống người ta ngâm nước cho da mềm rồi mới lên bịt tạm vào trống, kéo căng và cho trẻ nhỏ đánh 1 vài ngày da dãn dần hết cỡ mới căng và đóng đinh cố định.
Cẩn thận hơn người ta còn đục những lỗ nhỏ trên mặt da phần đính vào tang trống và thêm vào đó những mẩu tre hay gỗ để làm căng thêm mặt trống khi cần thiết.
Trống được làm như vậy âm thanh rất tốt và dùng bền.
|