Chi tiết hồ sơ

Tên Sản phẩm nghề rèn của dân tộc Thái Sơn La (BTSL:2969)
Địa điểm Bản Tông, Xã Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Xôm
Mô tả chi tiết

Nghề rèn là một trong những nghề thủ công truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái ở Sơn La. Nghề rèn không thể thiếu được bởi nó đã tạo ra các công cụ để đáp ứng nhu cầu mọi người trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Sản phẩm của nghề rèn rất đa dạng và phong phú thích hợp cho việc canh tác trống lúa nước. làm nương làm rẫy trên địa hình núi cao đất dốc. Ngoài ra sản phẩm nghề rèn còn được coi là vật thiêng liêng mang ý nghĩa tâm linh như dao nhọn dùng trong việc cúng tế đưa ma, dao kiếm dùng đuổi ma tà dùng làm vật thiêng treo ở nơi thờ cúng tổ tiên dao của nữ cũng dùng cho khươi cố phải có khi đưa ma. Nguyên vật liệu dùng để đánh các sản phẩm là sắt tận dụng.

* Dao gồm có 4 hiện vật:

  1. Dao to (mịt nhảu, mịt luông)

Dao to dùng cho đàn ông chặt cột làm nhà, phát cây làm nương.

  • Dao dài 65 cm có 2 phần chuôi và lưỡi dao
  • Phần chuôi dài 21 cm
  • Phía ngoài có bao dao bằng gỗ xoan dài 47 cm rộng 8 cm bao được cuốn buộc dây po vặn thừng buộc để kéo ngang khi sử dụng rất thuận tiện và an toàn.
  1. Dao nhỡ (mịt hẳm)

Dường dùng cho phụ nữ khi lấy củi, phát nương, đi rừng. Nếu bố mẹ qua đời thì người con gái được chọn làm khươi cốc (rể gốc) thì sẽ phải đeo bao dao này cùng với bộ xính lễ để tiễn đưa bộ mẹ sang thế giới bên kia. Cho nên khi còn sống bố mẹ cần chuẩn bị cho khơi cốc cả dao nam và nữ để cho vợ chồng khươi cốc. Dao dài 48 cm gồm phẫn lưỡi và chuôi dao. Ngoài ra dao còn có bao bằng gỗ xoan được xỏ dây tiện cho việc buộc ngang thắt lưng khi sử dụng gọi là phắc mịt.

- Khác với dao nam bao dao của nữ là một đoạn gỗ khoét rãnh sâu 1 cm. dài 35 cm rộng 7 cm còn một bên bao được ghép một mảnh gỗ vuông 7 cm có đục lỗ đối xứng để luồn dây buộc.

  1. Dao kiếm (mak lap)

- Loai kiếm này thường dùng trong cúng bái, làm phép trừ ma tà là vật dụng thay súng kíp khi thầy cúng lên nhà mới. Kiếm được coi là vật dụng thiêng liêng với mỗi gia đình người Thái. nó được treo ở xó nhà thờ cúng tổ tiên. (co lik hoong)

- kiến dài thuôn đầu nhọn 70 cm, rộng 3.6 cm có đai bằng thép được cuốn bởi một đoạn dây 1.1m để buộc ở thắt lưng khi dùng.

  1. Dao nhọn (mịt lem)

- Dao này thường dùng cho đàn ông khi đi săn bắt, đi đường, giết mổ gia súc hoặc được dùng khi băm chặt làm cỗ bàn, bếp núc,... Đặc biệt khi con rể làm khươi cốc thì cũng thường dùng loại này vì nó gọn và nhẹ.

- Dao dài 46 cm có 1 đầu nhọn có phần chuôi và lưỡi là 30 cm phần đầu nhọn 9 cm.

- Bao dao được làm bằng gỗ xoan dài 35 cm rộng 5,5 cm và được bọc bởi 4 đai thép có dây buộc 1.10m để buộc ngang thắt lưng khi sử dụng cho an toàn.

* Búa rìu (khoan) 1 hiện vật

- rìu dùng đẳn cây to làm cột nhà chặt cây phát rừng làm nương dẫy, đẽo cột nhà. Búa được tra cán dài phần lưỡi rìu tuy ngắn song sẽ tạo ra lực khi chặt nên rất thuận mà đỡ bị tốn sức.

  • Cán rìu dài hình chữ thập 68 cm
  • Lưỡi dài 21 rông 5,5 cm phần tra vào cán là 9 cm

* Đục (xíu) - 4 hiện vật

Đây là bộ đục làm cột nhà của dân tộc Thái gồm có 4 cỡ khác nhau: đục tròn để đục lỗ thủng ván cửa, đúc các đồ vật để dệt vải như khung cửi, guồng sợi, xe sợi, quay sợi.

Đục có phần đục bằng sắt chuôi bằng gỗ nghiến. dài 33 cm, chuôi 10 cm, lưỡi hình tròn bán kính 1.8 cm

Đục vuông:

  • 33 cm,chuôi gỗ 10 cm lưỡi dài 22 cm rộng 6 cm

Đục thẳng: 2 cái

  • dài 32 cm có chuôi, chuôi dài 10 cm lưỡi dài 22 cm

* Cuốc (ca chốc)

Khác với cuốc con gà cuốc chim mà loại này chỉ đánh phẳng to bản ở phần lưỡi và một thanh nhỏ phía trên để tra vào cán rồi dùng cây chêm vào lỗ cho chắc. Không đánh vòng tròn để tra cán, lưỡi cuốc sâu phù hợp với việc cuốc cỏ danh, cuốc đất trồng ngô, tra sắn,.../

Cuốc có 2 phần: cán là một đoạn được đánh từ gốc rễ cây tre dài 1.4m, lưỡi cuốc 19 cm rộng 12 cm.

* Cào cỏ (co ve)

Là một dụng cụ làm cỏ, cào cỏ lúa ngô, nương bông lưỡi nhỏ trông giống hình con dao uốn cong tạo thành và cũng được tra vào cán làm bằng gốc cây tre theo kieur tra cán dao và do đó độ bền tương đối tốt.

- cán dài 1.35m rộng 5.5 cm

* Thuổng  (xiêm)

Trong gia đình dân tộc Thái thường dùng nhiều thuổng bởi thường dùng trong việc đào sắn, đào măng đào củ mài đào dúi, cọc đào vườn đào dế mèn, nhái ở ruộng nứt nẻ khô. do đó mỗi thành viên thường mang theo một cái thuổng. Tùy tưng công việc sử dụng mà thuổng được đánh to hay nhỏ hoặc tra cán dài hay ngắn cho phù hợp.

Thuổng có lưỡi hình bán nguyệt phía trên có lỗ tròn để tra cán.

- Cán dài 1.13m

- lưỡi hình  tròn trăng khuyết dài 26 cm, phần tra cán hình tròn đường kính 4.2 cm - dài 7 cm

*) Liềm (keo) 2 hiện vật

Vì dân tộc Thái chủ yếu trồng lúa nước và hình thức thu hoạch lúa cũng gặt đại trà và bảo quản sau thu hoạch giống vùng miền xuôi. Do đó liềm thường được sử dụng gặt lúa. số liềm thường dùng tương đương với số lượng lao động chính trong gia đình. Ngoài ra liềm còn thường được dùng để cắt danh lợp nhà, cắt cỏ cho trâu bò và nuôi cá liềm được đánh cong hình trăng non có tra cán giống chuôi dao.

- Chuôi dài 12 cm. Có bọc thép để tra cán được chắc.

- Lưỡi cong 17 cm

*) Rìu (mak chik) 1 hiện vật

Thường được dùng nung đỏ để dùi lỗ tre, gỗ làm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình dân tộc Thái như ống đựng nước làm đồ ươm tơ dệt vải đan lát mây tre Dùi có mũi nhọn như hình mũi tên là thanh sắt tròn dài có tra cán như chuôi dao

Dùi dài 42 cm

Cán dài 12 cm đường kính chuôi 0.5 cm

*) Thanh sắt cuôn sợi, se sợi (mak nayk) 3 hiện vật

Thanh sắt này được đánh 1 đầu tù một đầu nhọn. Đầu tù có tra ống cành tre nhỏ dài 4.5 cm đk 0.2 cm. THanh sắt được gắn vào sa kéo sợi. Trong quá trình kéo thì thanh sắt có tác dụng như suốt chỉ để cuộn sợi thành cuộn chỉ sau khi sợi cuôn được cuộn to sẽ được tuốt ra và tiếp tục xe cuốn sợi. (thanh sắt dài 24 cm)

*) Đồ guồng sợi (kha len)

Cuộn chỉ sau khi đã được tuốt ra từ xa kéo sợi sẽ được đưa cắm vào đồ guồng này để cho khỏi bị rói những sợi chỉ được xe thành con sợi trước khi đem đi để dệt vải . Kha len có tay nắm giống như chuôi dao để cầm cho chắc khi quay . Bộ phận giống như có có khung giống như hình cái cung trăng lưỡi liềm và 1 que sắt dài nhọn chạy thẳng được đính vào cung để cuộn chỉ và giữ cho cuộn chỉ không bị tuột ra ngoài.

 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da