Chi tiết hồ sơ

Tên Sưu tập gốm chiềng cơi (BTSL: 2511)
Địa điểm Bản Mè, Phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Phường Chiềng Cơi
Mô tả chi tiết

Gốm Chiềng Cơi là sản phẩm của nghề thủ công truyền thống ở một số bản làng của bà con dân tộc thái Đen Tây Bắc. Người thợ thủ công Chiềng Cơi làm đồ gốm nhằm mục đích chính là giải quyết việc sinh hoạt trong gia đình, cho hoặc trao đổi với những người thân cùng những người khác có nhu cầu sử dụng và buôn bán.Có những lúc sản phẩm gốm Chiềng Cơi đã trở thành hàng hóa lưu thông giữa các bản làng, bà con trong vùng cư trú... Gốm chiềng cơi đa dạng và phong phú về chủng loại, nhiều về số lượng, đạt chất lượng khá tốt, những chủng loại đồ gốm:

1. Nồi ươm tơ (mỏ xao mọn) 3 hiện vật

Nồi có chiều cao 23 cm đường kính 22 cm hoa văn dập nổi có tính giữ nhiệt ổn định nên rất được bà con ưa dùng.

2. Nồi nấu canh (mỏ tổm canh) 3 hiện vật

Nồi có chiều  cao 18 cm đường kính miệng 21 cm, phần bụng phình to có đường kính 26 cm. Với tính giữ nhiệt ổn định nên nồi thường được bà con dùng để nấu canh xương động vật. Trang trí xung quanh thân nồi là hoa văn dập.

3. Ninh xôi (Mỏ nưng) 3 hiện vật

Chiều cao 18 cm, đường kính miệng 19(20) cm , đáy 12 cm, thân ninh được trang trí hoa văn dập. ninh có cấu trúc miệng loe rộng, cổ thắt lại, thân phình ở phần miệng có 2 tai để xách.

4. Nồi đất (mỏ đin) 3 hiện vật

Nồi có nắp đậy, có cấu tạo miệng thu nhỏ có đường kính 15 cm. Hai bên cạnh có tai cầm, chiều cao của nồi là 16 cm, phần  thân  bụng phình có đường kính 21 cm. toàn bộ phần thân có hoa văn dập, nắp nồi bằng gốm đường kính 16 cm có núm cầm trang trí  hoa văn dập. Nồi thường được đồng bào sử dụng để nấu cơm tẻ hoặc nếp đều được cháy có màu vàng rất thơm.

5. Vại đựng chàm (pại nin) 3 hiện vật

Có hình dáng giống vò đựng nước nhưng nhỏ hơn do tính chất đất sét pha cát nên không thể làm to được, vại có đường kính miệng là 20 cm, không có nắp, chiều cao 21 cm đường kính bụng vại 28 cm, thân  vại được trang trí hoa văn dập.

6. Ấm đun nước (mỏ tôm nặm) 3 hv

Ấm có chiều cao 23 cm đường kính miệng 13 cm cả 3 ấm đều có nắp đậy và quai xách rất thân thiện, thân ấm được trang trí hoa văn dập. Ấm thường được bà con sử dụng để nấu nước và sắc thuốc, nước được nấu bằng ấm này rất ngọt và t huốc được giữ nguyên hương vị không lẫn tạp chất.

7. Chảo (mỏ khang) 3 hiện vật

Có chiều cao 11 cm, đường kính miệng là 26 cm thân chảo có hoa văn dập do tính chất giữ nhiệt đều nên ngoài xào nấu bà con thường để rang các thức ăn khô như vừng lạc... không bị cháy nên vừng lạc có màu vàng thơm ngậy.

8. cối giã gia vị (chộc tăm chéo) 3 hiện vật

Cối có chi ều cao 16 cm đường kính miệng 15 cm miệng loe thon về đáy, có đế cối được trang trí hoa văn dập. Cối có dung tích nhỏ nên khi giã gia vị vừa nhanh lại không vị rơi vãi và dính cối.

9. Tẩu hút thuốc (tẩu quân) 3 hiên vật

Có hình dáng như các tẩu thuốc của các dân tộc khác có lõ để đựng thuốc và thân tẩu.

Tẩu  dài 18 cm to pử phần đầu và thon dần về phần than tẩu không có hoa văn và được nặn bằng tay nên hơi thô tẩu có tác dụng khi hút thuốc sẽ mát không khé cổ và không bị khét.

10. Bát (thuổi đin) 9 hiện vật

a. bát to (thuổi luông)  3 cái.

Bát có chiều cao 6 cm , đường kính miệng là 14 cm đường kính trôn để là 6 cm. Tác dụng của bát là đựng canh hoặc các thức ăn có nước.

b. Bát đựng cơm (thuổi kin khảu) 3 cái

Bát có đường kính vành miệng là 12 cm, cao 6 cm để cao 1 cm đường kính đế 4 cm

c. Bát đựng gia vị (thuổi vạy chéo)

Cao 4 cm, đường kính vành miệng 6 cm, đường kính đáy 3.5 cm bát thon nhỏ rất gọn đồng bào thường dùng để đựng gia vị để chấm, bát đựng được cả gia vị khô và ướt đều được.

11. Đĩa (le đin) 9 hiện vật

a. Đĩa to (le nhảu) ba đĩa

Cao 2.5 cm đường kính miệng 17 cm đường kính đáy 9 cm, đĩa được đồng bào dùng để đựng thức ăn khô xào hoặc luộc đều rất thuận tiện, đĩa có tác dụng truyền nhiệt chậm và giữ nhiệt lâu.

b. Đĩa vừa (le chọp) ba đĩa

Đĩa có chiều cao 1,5 cm đường kính miệng 13.5 cm đường kính đáy 8.5 cm cũng có tác dụng như đĩa trên nhưng chỉ dùng trong trường hợp ít người.

c. Đĩa nhỏ

Cao 1 cm miệng 10 cm, đáy 7 cm đĩa được bà con sử dụng đựng gia vị như muối ớt đây là gia vị không chỉ thiếu trong bữa ăn thường ngày hay kho có khách của đồng báo đó là tập quán ăn của đồng bào.

12. Bầu đựng nước (bẳng nặm tảu) 3 bầu

Bầu có hình dáng giống quả bầu nhưng đáy bằng nên khi đựng nước hoặc rượu tiếp khách trên ngôi nhà sàn đều thuận tiện theo tập quán của đồng bào.

- Bầu được chia ra làm 3 phần: Cuống, giữa, thân đáy:

+ Cuống cao 5 cm được khoét lỗ

+ Giữa giống một khối cầu nhỏ có hình lăng trụ hình thang, đường kính đáy trên 7 cm, đáy dưới 14 cm.

Toàn bộ thân bầu cao 21 cm khi sử dụng ta đổ nước hoặc rượu vào lỗ giữa quả bẩu và khi rót ra đằng cuống quả bầu nước hoặc rượu sẽ không bị rơi vãi.

 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da