Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ đồ ươm tơ của dân tộc Thái đen (BTSL:2510)
Địa điểm Bản Tông, Xã Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Xôm
Mô tả chi tiết

Khi biết trồng bông dệt vải để đáp ứng nhu cầu may mặc ngủ gọi là "nhung non" người thái không chỉ dừng lại ở mặc đủ, ngủ ấm mà họ còn có nhu cầu làm đẹp và bền. Do đó cùng với các dân tộc khác dân tộc Thái cũng biết trồng dâu chăm tằm để ươm tơ dệt thổ cẩm từ kén tằm có thể chế biến ra tơ nhuộm màu và dệt nên những sản phẩm thổ cẩm rất đẹp và bền.

Chẳng hạn sản phẩm vải khít  dùng làm mặt chăn mặt địu diềm man Thái diềm ly đô, viền cạnh đệm... hoặc chỉ thêu để thêu khăn piêu đa sắc màu rất sặc sỡ. Đặc biệt vải thổ cẩm được rất nhiều trong tang ma của dân tộc Thái.

Nuôi tằm là một khâu rất vất vả của người phụ nữ bởi các cụ đã có câu: "Làm ruộng ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng". Điều đó cũng muốn chứng tỏ sự chịu khó hay làm của người phụ nữ nói chung và phụ nữ Thái nói riêng. Thông quâ các dụng cụ chăn tằm nó có ý nghĩa quyết định trong việc chăn nuôi tằm thành công hay thất bại. Bởi dân tộc Thái nuôi tằm ươm tơ toàn theo lối thủ công truyền thống do đó các dụng cụ hết sức thô sơ.

DỤNG CỤ CHĂN TẰM ƯƠM TƠ

1. Mẹt đựng tằm (nốp mọn) (5 hv mới + 2 hv cũ)

Hộp được đan bằng tre chẻ bản rộng. Hộp có hình vuông có thành cao 10 cm đáy vuông có 2 que đặt cài chéo để cho bốn góc được chắc khi bê lên bê xuống cho tằm ăn. Khi chăn tằm hộp được đậy kín bằng một mảnh vải rông có hình vuông, có độ rộng rộng hơn hoppj mọn và được chốt bằng một sọi dây po văn nhỏ hình tròn vải đậy hộp gọi là "phả hổm mọn".

Chiều rộng hộp số 1:

  • Rộng 3.5 x 3.5 cm
  • Thành cao 10 cm

Hộp số 2

  • Rộng 41x41 cm
  • Cao 10 cm

Hộp số 3 : 44x44 cm , cao 10 cm

Hộp số 4: rộng 49x49cm , cao 10 cm

Hộp số 5: Rộng 45x45 cm, cao 10 cm

Hộp số 6 Rộng 52 cmx 52, cm Cao 10 cm

Hộp số 7: Rộng 54x54xm, cao 10 cm

2. Phả hổm mọn (vải đậy nắp hộp)  2 hiện vật cũ

Được làm bằng các loại vải cũ từ ga đệm hoặc quần áo cũ ghép lại sao đậy được kín miệng hộp. Vải đậy thường có độ rộng hơn mẹt đựng tằm từ 40-45 cm . Được coi là một dụng cụ rất quan trọng để tránh những con ruồi con nhặng đậu vào làm hỏng tằm bởi tằm chỉ tránh một là nhặng hai là kiến.

Cho nên vải đậy nắp bao giờ cũng thật kín không có lỗ hở nào khi nuôi tawmd chín được nhặt bỏ sang hộp khác có xếp dó mọn để tằm leo lên nhả tơ.

Số đo của phá hổm mon vải xưởng trường cũ có vá 1  nốt.

- Phả thứ nhất: rộng 79x95 cm

- Phả thứ 2 Rộng 79x93 cm

3. Dó mọn

Được đan bằng một que cây mạy loi bản nhỏ 1 cm que lạy trẻ dài đan uốn lượn như một bông hoa 5  cánh (giống như hình con quay) cánh hoa rộng 7 cm. Khoảng  cách cánh nó cách cánh kia 5 cm. Nếu bẻ gaaph những cánh hoa xuống thì giống như ta ghép một ngôi sao cánh tròn. Đó monk được sử dụng trong việc giúp cho những con tằm chín được đưa vào hộp không tập trung một chỗ mà chúng leo lên những đó nhỏ hình khum khúm để làm tổ vừa rộng vừa thoáng. Nếu không có dó mọn có thể thay bằng các cành cây. Do đó việc đan đó mọn cũng là một sự sáng tạo của những người chăn tằm từ bao đời nay. Khi dùng xong đó mọn được cất đi để dùng cho đợt tằm khác.

4. Nồi ươm tơ  (mỏ sao nhọn)

Người thái ươm tơ bằng nồi đất nung dưới hình thức thủ công truyền thống nên rất lâu công. Nồi ươm tơ có xuất xứ từ bản mè xã chiềng cơi thành phố sơn la. Loại này được dụng rộng rãi ở các địa phương trong tỉnh. Vì ở đâu cũng có nghề chăn tằm và ươm tơ dệt vải. Nghề thủ công này đã gắn liền với  đời sống của đồng bào Thái Sơn La các nghệ nhân làm gốm đã rất khéo tay để tạo ra những chiếc nồi ươm tơ xinh xắn. Nồi có đáy tròn miệng hơi khum có gờ loe ra hai bên có 2 trụ để cắm dàn tre hình khum như cầu vồng. Dàn cột tre dẹt có độ rộng bản 2 cm. Tre được uốn tròn và đục 3 lỗ để bắc cầu làm guồng quay tơ. Dàn dưới cũng là một chiếc cầu bằng que tre rộng 1.5 cm được đục 1 lỗ tròn như chiếc đũa. Tầng trên cùng là 1 chiếc guồng quay nhỏ rộng 10 cm thường xuyên quay khi kéo tơ và tơ được tuồn ra đều đều nhờ có guồng quay này. Hai bên cạnh guồng là 2 ống nứa được đặt cố định cho guồng không bị xô đi xô lại mà luôn ở vị trí trung tâm.

- Đường kính đáy tròn: 22 cm

- Đường kính miệng: 24 cm

- Độ dài của chiếc cầu 26 cm

- guồng dài 10 cm

- Dàn cầu trên hình bán nguyệt có chiều cao 11 cm.

5. guồng quay tơ (chuông pia) 1 hiện vật mới

Là dụng cụ quay tơ thành con. Đây cũng là một dụng cụ không thể thiếu trong các khâu ươm tơ dệt lụa của người Thái. Guồng được chế tạo chia làm 2 bộ phận: Cột trụ (tin pia) và phần guồng để quay tơ hoặc sợi chuông pia.

Phần trụ cột làm bằng gỗ đóng theo hình chữ U ở dưới chân được chốt một thanh gỗ.dài để cho người quay dẫm chân vào đó để giữ cho guồng khỏi đổ. Đồng thời nó có một cái đinh móc giữ cho sợi tơ chạy theo ý muốn khi quay guồng thành con.

Phần guồng được cấu tạo bởi các thanh tre mỏng đóng chốt ở giữa thanh và thân gỗ. (4 thanh tre cột chặt) tạo thành 2 cặp đối xứng. Cứ 2 thanh tre lại được nối bởi một thanh cầu nối. Cả guồng có 4 chiếc cầu nối. Khoảng cách các cầu nối đều nhâu tạo thành guồng quay bốn cạnh rất đều giống như chiếc guồng nước giã gạo vậy. Đây cũng là sự sáng tạo của dân tộc miền núi,.trong sản xuất cũng như các ngành thủ công truyền thống.

- cột trụ cao 49 cm cả đế

- Dài dế 48 cm

- chân đế để dẫm 72 cm

- kha pia tre thanh của guồng dài 75 x2.5 cm dày 0.5 cm

-gỗ tay quay 62 cm

- khoảng cách giữa 2 cột U: 26 cm

- thanh tre bắc cầu nối giữa 2 thanh tre tạo guồng 26 cmn

-  kha pia: 1/2/ thanh xiên suốt 34,5 cm

6. Dàn đựng mẹt (quanh mọn)

Là một dàn được làm bằng những thanh tre đặt thành hình tam giác. Ba góc có dây luồn qua ống tre nhỏ gọi là lót để giữ cho khoảng cách giữa tầng trên và dưới các tầng cách nhau 21 cm. Dàn gồm 5 tầng chiều cao tổng thể là 1m.

Chiều dài của mỗi thanh tre là 60 cm. tạo thành tam giác đều. dàn để đựng mẹt tằm và được treo trên cao có vật chắn cho chuột khỏi xuống  làm hại tằm và kiến cũng ko thể leo xuống bởi bôi keo ở dưới dây. Các mẹt tằm được để trên giá cao hết sức an toàn.

Quanh mọn có 5 tầng mỗi tầng là 1 hình tam giác bởi 3 thanh tre ghép hình tam giác. Chiều cao của dàn đựng mẹt tằm là 1m chiệu rộng là 60 cm 1 tầng cao 21 cm.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da