Khăn mặt thêu thường do những cô gái mới lớn tự thêu để tặng người yêu ngoài ra chủ yếu để biếu họ tộc nhà chồng khi đi lấy chồng. Kỹ thuật thêu thường là những cành cây đơn giản màu sắc sặc sỡ, đường nét hoa văn sắc nét hình hoa mướp (bok hói), bó tảng, nụ và hoa nở xòe.
Khăn thông thường dùng để làm khăn rửa mặt khăn lau tay dùng cho đàn ông khi đi đường xa do người yêu người vợ trẻ tặng khi đi xa.
Vào những ngày nông nhàn người con gái thường chọn ngày lành tháng tốt để cắt vải. 2 mép được khâu vắt sau đó được thêu mép bằng chỉ màu. Hai đầu được thêu một hàng cây hoa (cọ mayk) với lối pha màu rất sắc nét bởi những hoa mướp (mắc hói) hoa nụ (thuông chú) hoa nở (bó khay) hay hoa sổ (bosk sản) với những cây và cành hoa hình xương cá màu xanh, màu đỏ tím, hồng trong rất sặc sỡ nổi bật trên nền màu trắng. Hai bên mép khổ vải là hai đường chỉ màu gọi là himkpe trông chiếc khăn càng đẹp mang sắc thái dân tộc độc đáo riêng có.
Chiếc khăn mặt của dân tộc Thái có mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống sinh hoạt song nó cũng mang cả ý nghĩa tâm linh bởi nó được gửi làm quà tặng gia tộc họ hàng nhà chồng khi con dâu về nhà chồng.
Số quà biếu đo người ta gọi là “chương mẳn chương dưn”. Mà những ai là đôi bị khuyết mới được tặng khăn mặt trắng. Nếu ai còn cả đôi thì được tặng khăn piêu đi kèm với gối. còn không còn vợ hoặc chồng thì người ta sẽ được tặng khăn mặt và gối. vì thế nó mang ý nghĩa tâm linh.
Hiện vật chịu ảnh hưởng của các dân tộc vùng lân cận và cùng nhóm ngôn ngữ Tày Thái.
Hiện vật còn mới tuy nhiên đã ngả màu vàng và hoa văn phai màu do để lâu.
|