Chi tiết hồ sơ

Tên Y phục lễ hội nữ (BTSL:03)
Địa điểm Bản Ít, Xã Pá Ma Pha Kinh, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Pá Ma Pha Kinh
Mô tả chi tiết

Phụ nữ Thái khi sinh ra lớn lên biết cầm kim thì tập khâu váy áo và tập quay sợi dệt vải. Y phục lễ hội do người lớn tuổi tự cắt may bằng chất liệu vải thô của địa phương tự dệt và đã qua nhuộm chàm.

Dân tộc Thái thường sử dụng vải tự dệt được chế tác từ bông cỏ trồng trên nương. Sau khi đã dệt thành vải trằng rồi mới đem nhuộm chàm, vỏ cây rồi nhuộm bùn để đem cắt may y phục đặc biệt là y phục lễ hội thường chọn vải dày mịn độ bền cao.

Áo lễ hội chỉ được dùng trong dịp cưới lễ hội khi con dâu dự đám tang họ mạc bên nội thì áo lễ hội được mặc ở trong áo tang hoặc áo được buộc ngang thắt lưng. Nếu con gái làm khươi cốc tiễn đưa bố mẹ lên mường trời cũng mặc ngoài áo tang. Áo lễ hội may theo kiểu áo dài của người biết cũng đính cúc và xẻ tà giống áo dài Việt Nam. Thông thường áo này chỉ may bằng màu đen chứ không dùng vải màu khác. Phía bên trong nẹp xẻ nách 2 bên thì 4 vạt đều được viền nẹp vải khít và các màu xanh đỏ hồng. Nẹp rộng từ 3-4 cm cúc bằng đồng đính khuy tết bằng chỉ màu tím cổ cao như áo tàu cao 0.03m. Gấu khâu vắt rộng 2 cm.

Áo lễ hội của dân tộc Thái được chia làm 2 loại đó là áo thái trắng và áo lễ hộ Thái đen. Thái đen gọi là sửa trai áo lễ hội Thái trắng gọi là sửa luông.

Sửa trai may theo kiểu áo dài hà nội. còn áo sửa luông thi may chui qua đầu, nách và cổ trang trí khác.

Tính năng sử dụng áo lễ hội giống nhau. Áo dài được sử dụng trong tiệc cưới, con dâu về nhà chồng trong dịp lễ hội và đặc biệt trong tang lễ thì giành cho những người thân thuộc phần đấu. như con dâu em dâu chị dâu, cháu dâu đều mặc khi đến đám tang họ nội nó mang tính chất như vật bảo vệ người làm dâu đó không để cho ma bắt đi theo họ mạc đã khuất. Con gái nếu làm khươi cốc thì cũng phải mặc áo lễ hội áo này do mẹ mình chuẩn bị sẵn cho con rể và con gái trước khi qua đời. Cả con rể và con gái đều mặc áo lễ hội trong áo tang nhưng ngày nay do nhu cầu đời sống cao hơn nên các con rể thường mặc ves, hoặc áo tây do bố mẹ vợ chuẩn bị chứ ko mặc áo dân tộc nh ư trước nữa.

Mặc áo lễ hội mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với dân tộc Thái. Nhất là trong lễ tang áo lễ hỗi không thể thiếu đối với người làm khươi cốc tiễn đưa bố mẹ vợ sang thế giới bên kia. Và cả với những người làm phận dâu con cũng không thể thiếu nếu bố mẹ chồng qua đời. Phải mặc cũng với áo tang bên trong.

Chịu ảnh hưởng của dân tộc có cùng nhóm ngôn ngữ tày tHái và một số dân tộc vùng lân cận.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da