Chi tiết hồ sơ

Tên Tay hok (BTSL:10)
Địa điểm Bản Púm, Xã Pá Ma Pha Kinh, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Pá Ma Pha Kinh
Mô tả chi tiết

Tay ho là vật dụng mang ý nghĩa tâm linh nên thường là do người đàn ông lớn tuổi tự đan để bổ sung vào mỗi khi gia đình có thêm thành viên mới. Đồ dùng cho nam và nữ khác nhau về cách đan.

Tay ho là một vật tượng trưng cho sự tồn tại của linh hồn những con người. Có 2 loại một loại cho nam và một loại cho nữ. Cùng với lễ tam nhá buôn của đứa trẻ thì người ta bổ sung vào bộ tay ho trong gia đình. Bộ tay ho được đặt trên mái nhà phía trước cửa ta có thể phân biệt được gia đình đó có bao nhiêu người đang sống trong nhà.

Tay ho giành cho phụ nữ thường có cung dệt vải đi với bộ hình phếu rộng miệng và có vải bông để bên trong.

Bộ dành cho nam giới có ống hình trụ đáy. tròn. Có cung tên có quạt và có túi đựng tiền. Biểu hiện đàn ông là đi với việc buôn bán đi xa kiếm tiền.và đi săn bắn nên có cung nỏ. Còn phụ nữ thì ở nhà giống như một cái hom. trong nhà cửa, dệt vải, may vá lo toan bếp núc trong gia đình.

Hiện vật được đan bằng tre giang.

Bộ tay ho mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. tay ho đó là linh hồn của con người được tồn tại ở thế giới tâm linh. Khi con gái đi về nhà chồng ngoài việc chia hồi môn cho con bố mẹ còn phải làm lễ để đem về nhập ma nhà chồng. vậy khi chết linh hồn mới được siêu thoát. Cùng với gia đình nhà chồng nếu chưa đem về thì coi như cái hồn đó chưa thuộc về gia đình nhà chồng.

Có ảnh hưởng của dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ và vùng lân cận.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da