Bàn đập lúa là đặc trưng của dân tộc THái về thu hoạch lúa của dân tộc có văn hóa lúa nước là chủ yếu. Khác với các dân tộc Thiểu số trong vùng: dao, mông, kháng, khơ mú,... Dân tộc Thái thu hoạch lúa hình thức giống như vùng xuôi. Cắt lúa bằng liềm, bảo quản bằng cót chứ không treo bông như một số dân tộc khác.
Việc chế tác ra bàn đập lúa của dân tộc Thái là rất năng suất nhanh gọn tiện lợi khi dùng lúa để phục vụ đời sống hàng ngày. thường đem giã bằng cối hoặc giã bằng sức nước rất tiện. bảo quản được lâu dài không bị chim chuột phá.
Bàn đập lúa được người đàn ông chế tác đơn giản. Dùng 3 chiếc gậy gỗ ghép lại thành hình tam giác. Sau đó đính một dải gỗ ván vào một bên cạnh. những cụm lúa được bó chặt bởi dây néo và đập mạnh phần có bông lúa vào thành vàn làm cho những hạt lúa chín rời ra khỏi bông rất thuận lợi cho việc phơi và bảo quản thóc về lâu dài.
Hiện vật chủ yếu dùng đập lúa do cấu tạo gọn nhẹ dễ mang vác nên bàn đập lúa có thể sử dụng ở nơi ruộng cạn không ngập nước hoặc trên bờ đê có thể đem lên nương để đập lúa nương. Lúa được đập thì không còn bông người ta quạt qua rồi đem phơi để bảo quản trong bồ rồi dùng dần.
Có chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác trong vùng.
|