- Kỹ thuật chế tác: Chõ bằng gỗ do người đàn ông dân tộc Thái vào rừng chặt cây lấy loại gỗ "mạy xọk" mới làm được chõ vì nó chịu được nhiệt và không bị vỡ khi đun nóng trên lửa chum gốm được lấy từ gốm Mường Chanh, Mai Sơn.
- Dân tộc Thái cũng thường trưng cất rượu giống như ở một số dân tộc khác. Song việc trưng cất rượu cũng dùng bộ gồm: Ninh, chõ, chảo đựng nước và mai rùa hứng rượu. Ngoài ra chum ủ và ọ đựng rượu chảy qua một chiếc vòi bằng ống nứa. Bộ đồ nấy rượu này được dùng để trưng cất rượu theo lối thủ công truyền thống.
- Để chế tác ra bộ đồ nấu rượu này người đàn ông trong gia đình phải mất một tuần để đục chõ loại to từ 1 loại cây có độ dẻo dai và chịu được nhiệt không bị vỡ khi đun, đó là loại cây "mạy xọk". Còn mai dù là bộ phận hứng rượu cũng chọn loại gỗ tương tự. Ngoài ra ninh và chảo bằng kim loại thì mua sẵn ở xuôi đem lên.
- Chõ xôi cơm và chõ cất rượu chỉ khác nhau là chõ cất rượu to hơn, cao hơn và được đục lỗ cho vòi chảy để hứng rượu từ chõ chảy ra ngoài. Trước đây ở Tây bắc người ta tự làm men và ủ rượu cần để uống đồng thời tự cất rượu khi làm nhà mới, cưới hỏi cũng giúp nhau bằng rượu. Do đó người ta thường nấu rượu bằng ngô, sắn hoặc gạo, lá chuối, mía.
- Khi cất rượu người ta cho bà rượu đã ủ men và chõ cho gần đầy tới miệng sau đó đặt mai rùa bằng gỗ lên. Phía trên miệng chõ được đặt một chiếc chảo hay chật nhôm để đựng nước lạnh làm ngưng chảy rượu và hơi rượu chảy ra ngoài theo vòi của mai rùa. Theo cách này người ta có thể nếm rượu theo độ nặng hay nhẹ mà thay nước làm lạnh.
- Theo cách cất rượu này 1 chõ cũng chỉ lấy được từ 1 - 1,5 lít rượu tùy theo chõ to hay bé.
- Hiện vật không liên quan đến tôn giáo.
- Hiện vật có chịu ảnh hưởng của dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn khơ me.
|