Chi tiết hồ sơ

Tên Khung cửi dệt vải (BTSL:114)
Địa điểm Huổi Cưởm, Xã Hua Trai, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hua Trai
Mô tả chi tiết

Khung cửi dệt vải là một dụng cụ thiết yếu trong mỗi gia đình dân tộc Thái thông thường có bao nhiêu thành viên nữ lập gia đình có một bộ khi đi ở riêng lại mang theo.

Bộ khung cửi gồm có ván ngồi toàn bộ xà ngang dọc và những que phục vụ cho việc dàn dựng khung hoàn chỉnh để lắp go và sợi vào là dệt được ngay. Khung do người đàn ông chế tác. sử dụng loại gỗ không dễ bị trẻ vỡ nứt. đó là nay sok chọn mùa đông để chặt làm khung cửi.

Chọn mùa đông chặt cây đem về đục đẽo làm khung cửi là cây may sọ nhẹ và không bị nứt. để được lâu, có độ bền.

Khung cửi được cất giữ tốt có thể dùng được lâu dài 10 năm không bị hỏng.

Đến khi mùa dệt vải thì đem ra dùng.

Khung cửi dệt vải không sử dụng trong nghi lễ tôn giáo mà chỉ dùng trong sinh hoạt gia đình.

Mùa đông là mua thu hoạch và chế biến bông và sau tết là mùa dệt vải , khung cửi cất giữ lại được đem ra dệt vải. 1 bộ khung cửi ngoài cặp khung chính còn có 1 bó dụng cụ kèm theo thường được cất giữ buộc cùng với khung cửi.

Khung cửi được đục đẽo rất cẩn thận, mỗi khi thao ra lắp vào nhờ có những chiếc chêm nhỏ khi khung đóng chắc chắn không bị xeo vẹo, dệt vải rất ngay ngắn.

Để có chất lượng vải đẹp phẳng trước hết phải có bộ k hung chắc chắn phù hợp với kích thước cao thấp của mỗi người.

Bộ đồ dệt vải có ý nghĩa thiêng liêng với người phụ nữ dân tộc Thái. Nó được người phụ nữ mang theo sang thế giới bên kia.\

Song về ý nghĩa tâm linh thì không có mà người thái chỉ kiêng dệt vải khi trong nhà có tang  t rong vòng 1 tháng mới được dệt trở lại.

Khung cửi dệt vải có tính năng sử dụng kiểu dáng giống các dân  tộc khác cùng nhóm ngôn ngữ môn khơ me ở vùng núi tây bắc.

Khung cửi của dân tộc mông và dao thì thấp hơn.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da