Chi tiết hồ sơ

Tên Cối giã gạo nước (BTSL: 241)
Địa điểm Bản Huổi Pao, Xã Nậm Ét, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Nậm Ét
Mô tả chi tiết

- Cối giã gạo nước do người đàn ông dân tộc La Ha tự chế tác.

- Từ xa xưa dân tộc La Ha cư trú chủ yếu ở những lưng chừng núi, gần những con sông, con suối. Người dân tộc La Ha sống bằng nghề trồng trọt, nương rẫy nên các công cụ lao động cũng như sinh hoạt còn rất thô sơ. Để phù hợp với cuộc sống đó, người dân tộc La Ha đã chế tạo ra cối giã gạo nước. Cối gồm có cối giã, chày, thân cối, cột cối. Các bộ phận đều làm bằng kỹ thuật thủ công.

- Để làm được một bộ cối giã gạo nước họ phải nhờ đễn 2 đến 3 người đàn ông khỏe mạnh vào rừng chặt những cây gỗ to, già và không bị nứt rồi đem về đục đẽo phần bên trong cối cho rỗng, miệng cối rộng hơn đáy cối, một thân cây gỗ dài để làm thân cối. Ngoài ra còn lấy thêm gỗ để đủ làm chày, máng đựng nước và chân đỡ. Khi làm tránh không cho ai bước qua.

- Cối giã gạo nước được đặt ở nơi nước chảy xiết. Người ta thường đắp đập cao lên để nước chảy tập trung cào một điểm, khi nước chảy qua điểm đó sẽ tạo nên một nguồn lực khá lớn. Người ta đặt bộ cối để làm sao cho máng hứng nước có thể hứng được tối đa lực đó. Đặt xong bộ cối người ta chỉ việc đổ thóc vào cối, máng hứng nước đựng đầy nước sẽ nặng hơn đầu kia nên sẽ thấp xuống, khi hạ xuống như vậy máng hứng bị nghiêng, nước sẽ tự động chảy ra ngoài. Khi nước chảy ra hết như vậy thì máng hứng lại nhẹ hơn đầu bên kia và nó lại nâng lên. Như vậy đầu đòn có gắn chày sẽ bổ xuống lòng cối có chứa thóc. Qua trình cứ tuần hoàn như vậy. Vì sử dụng sức nước có hạn nên quy trình diễn ra chậm, mất thời gian lâu, khoảng một đêm hoặc một ngày thóc mới có thể đem ra quạt để lấy gạo nấu ăn.

- Cối gồm có các bộ phận:

+ Cối: Có hình lăng trụ tròn, khoét rỗng lòng. Miệng cối lớn hơn đáy cối.

+ Chày: Là một thanh gỗ dài khoảng từ 50 cm đến 80 cm, hình tròn, to bằng bắp tay.

+ Đòn: Dài chừng 3,5 m, một đầu gắn chày, đầu kia gắn máng hứng. Đòn được gắn vào chân đỡ ở giữa thân đòn.

+ Chân đỡ: Được gắn vào giữa đòn để tạo sự cân bằng cho đòn. Chân đỡ có hai chân, nối giữa hai chân là một thanh gỗ và trên đó có chỗ để gắn thân đòn.

- Hiện nay do sự phát triển của khoa học công nghệ, đã có nhiều loại máy móc tiện lợi hơn được nhân dân lựa chọn sử dụng ( chẳng hạn như máy xay xát) nên cối giã gạo nước rất ít được sử dụng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da