Cũng như các dân tộc khác ở vùng tây bắc. Dân tộc Thái trước đây thường tự trồng bông dệt vải, tự cung tự cấp về vải mặc, váy áo dân tộc Thái của trẻ em do người mẹ tự cắt và khâu bằng tay. Hình thức may giống như may áo cho người phụ nữ đã trưởng thành song may ngắn hơn và nhỏ hơn.
Trẻ em nữ thường mặc váy áo cóm khi đi học thì mặc bộ mới, khi đi nương đi rừng thì mặc bộ cũ.
Váy được ghép bởi 3 mảnh (3 khổ vải theo chiều dọc thân áo được cắt cùng theo khổ dọc vải. thân sau để nguyên cả cổ, thân trước bổ đôi theo chiều dọc để làm nẹp áo và đính cúc cổ tròn cao giống cổ tàu)
Áo may sát eo giống như người lớn. Tay áo nách rộng, cổ tay thon dần nên khi vận động rất thoải mái.
Váy áo nữ trẻ em mặc thường ngày hay lễ hội đều giống nhau. Lễ hội mặc bộ mới thường ngày mặc bộ cũ.
Không liên quan đến lễ giáo hay tôn giáo nào.
Tính năng kiểu dáng cách mặc giống như các dân tộc nhóm ngôn ngữ môn khơ me.
Đối với dân tộc Thái chiếc áo dài đại diện cho chủ nhân của nó. Người Thái quan niệm hồn trú ngụ ở cổ áo. Nên khi cúng goi hồn sửa hồn giải hạn là phải lấy áo của người đó thì có tác dụng thay người. do vậy khi cắt áo tránh ngày cũng giỗ tổ tiên tránh ngày có đám ma mà chọn ngày lành để đặt áo cầu mong cho người mặc áo khỏe mạnh.
Hiện vật chịu ảnh hưởng của nhóm ngôn ngữ môn khơ me, và ảnh hưởng của các dân tộc khác trong vùng.
|