Chi tiết hồ sơ

Tên Châm cài đầu (BTSL:123)
Địa điểm Nặm Lò, Xã Cà Nàng, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Cà Nàng
Mô tả chi tiết

Phụ nữ dân tộc Thái khi mới lớn lên búi tóc sau gáy có châm cài bằng bạc, khi đi lấy chồng biểu hiện đầu tiên là búi tóc ngược lên gọi là "tằng cẩu". đó là dòng Thái đen chứ Thái trắng không búi  được.

Trâm cài tóc là là một lễ vật do nhà trai đem đến cùng với đôi tóc độn để làm lễ búi tóc cho cô dâu. do đó chiếc trâm cài tóc chính là một vật mang ý nghĩa thiêng liêng trong cuộc đời của người phụ nữ đã xây dựng gia đình. Người phụ nữ giàu có bào nhiêu cũng không tự mua châm và búi tóc ngược lên được.

Châm cài tóc do thợ trạm bạc của địa phương tự chế tác. Mặt chiếc trâm là một hào bạc được đính vào một chiếc que nhọn. nếu là bạc thường làm rỗng. Nếu là nhôm thường đặc.

Ngoiwf thợ tời bạc qua nung chảy rồi cán cho bạc mỏng sau đó ghép thành ống nhọn. que nhọn cũng được đánh qua nung trên một chiếc chén nặn bằng đất sét.

Trâm cài tóc chỉ có một tác dụng là làm đồ trang sức cho phụ nữ dân tộc Thái. Đánh dấu bước ngoặt người con gái đã đi lấy chồng.

Trâm cài tốc đối với dân tộc Thái khi nhà ttrai đem lễ vật đem đên để làm búi tóc cho cô dâu. đồng thời báo với nhà gái rằng nhà trai có đôi vòng tay để trả ơn bố mẹ và tổ tiên nhà gái nên có kèm theo một con lơn để  thờ tổ tiên nên mọi lễ vật đều được đem thắp hương do đó nó có ý nghĩa tâm linh rằng người con gái sẽ xuất giá để đi nhà chồng và mong được gia tiên nhà gái phù hộ.

Có ảnh hưởng của nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me

Một hiện vật còn mới, một hiện vật đã qua sử dụng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da