Chi tiết hồ sơ

Tên Mẹt phơi (BTSL: 219)
Địa điểm Bản Hát Dọ A, Xã Mường Sại, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Sại
Mô tả chi tiết

- Người La Ha sống trên vùng đồi núi, hình thức canh tác chủ yếu là nông nghiệp nương rẫy. Sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, phần còn lại đem đi trao đổi, bán cho cư dân ở các vùng lân cận. Bên cạnh làm nông nghiệp, đàn ông La Ha còn biết làm một số nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề đan lát.

- Mẹt phơi chính là sản phẩm của nghề đan lát, dưới bàn tay khéo léo của người đàn ông La Ha kết hợp nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên mà cụ thể là tre và mây. Tre đan mẹt là loại tre cật đốt dài được chặt từ rừng về đem ngâm xuống bùn ao, sau đó mới đem ra chẻ thành nan để đan. Mẹt phơi được đan bằng hình thức nong mốt, cạp vành bằng mây. Để thêm phần chắc chắn người ta cạp thêm 2 dây mây vuông góc với nhau ở mặt sau của mẹt.

- Người ta dùng mẹt để phơi cơm xôi, phơi các loại nông sản như ngô, đậu, lạc... Ngoài ra người ta còn dùng mẹt để sảy thóc, gạo. Có lúc người ta dùng mẹt để đựng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày và cất vào một góc nhà cho gọn gàng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da