- Dân tộc Thái là dân tộc sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, họ thường cư trú ven sông, suối, khe rạch nhỏ, nhu cầu tự túc tự cấp đã phổ biến ở vùng núi trước đây. Săn bắn, bắt cá, hái lượm để nuôi sống mình là chủ yếu. Chài do người đàn ông tự đan để bắt cá cải thiện đời sống hàng ngày/
- Chài trước đây được đan bằng sợi tơ tằm hoặc sợi dây của cây gai. Ngày nay do cơ chế thị trường người đàn ông dân tộc Thái chế tác ra chài bằng dây dù mua ở miền xuôi lên, nên chài được đan rất nhanh. Họ đan theo kiểu thắt núi vào 1 chiếc que là để đo độ thưa hay dày của chài. Cây đan làm bằng gỗ đầu được gắn đinh để móc cho dễ, nếu để đan xong một chiếc chài rộng ĐK 3,5; Dài 3,5m thì mất 1 tuần mới xong. Chài đan xong được tra chân bằng sắt.
- Chài là vật dụng do người đàn ông tự chế tác. Nó dùng để đánh cá các loại từ to đến bé theo cách đan lỗ to hay nhỏ. Chài có thể đem quăng khi ở suối có đánh bắt cá tập thể hoặc được đem bắt cá ở nơi chỉ có mình người đánh cá đều được.
- Chài đối với dân tộc Thái có ý nghĩa tâm linh. Đó là một trong những vật thiêng mà khi lên nhà mới người ta đem theo đầu tiên đó là: Súng, cung tê, Ninh và chài. Chài bao giờ cũng được để bên cạnh góc thờ tổ tiên.
- Khi trong nhà có trẻ con hoặc có người ốm, chài là vật để đem ra cản ma quỷ không xâm nhập quấy phá treo ghẹo được vì linh hồn của người được bảo vệ, bởi chài có thể quăng được linh hồn của ma quỷ để tóm gọn nó.
- Hiện vật có chịu ảnh hưởng của dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn khơ me về tính năng sử dụng.
|