Chi tiết hồ sơ

Tên Chiêng đồng (BTSL: 127)
Địa điểm Bản Nghe toỏng, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

- Chiêng đồng là loại nhạc cụ quý và không thể thiếu được của dân tộc Thái vào dịp lễ, ngày tết bao giờ cũng có chiêng đi kèm với trống.

- Chiêng còn được sử dụng khi mừng nhà mới đám cưới. Nếu có trống hội bao giờ cũng đi kèm với việc sử dụng chiêng. Ngoài ra trong lễ cũng của người xưa cũng sử dụng chiêng hoặc đám ma có dùng chiêng.

- Chiêng do đồng bào miền xuôi tự đúc bằng thủ công song đồng bào ân tộc đã mua trao đổi hàng hóa chứ ở miền núi không có lò đúc chiêng. Chiêng được đúc hình tròn và có gờ giống như chiếc nón quai thao của miền xuôi.

- Chiêng được cấu tạo có phần thân thẳng, thành bao quanh và núm chiêng ở giữa lồi như một quả đồi tròn là điểm nơi để đánh phát ra tiếng kêu. Chiêng được đồng bào Thái sử dụng trong lễ hội, trong ngày tết mừng nhà mới, cưới xin, cứ có trống là có chiêng đi kèm mới mở hội múa xòe vòng được. Chiêng còn được sử dụng trong lễ tang, lễ cúng của thầy mo mường.

- Chiêng mang ý nghĩa tâm linh nhất là trong lễ tang. Linh hồn của người được siêu thoát bởi tiếng chiêng thính của ông mo tới thế giới tổ tiên của những người đã khuất giống như tiếng chuông và tiếng mõ ở miền xuôi (Tuy nhiên ngày nay trong lễ tang không có chiêng).

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da